Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu sự thật: Bệnh dị ứng có nguy hiểm không?

Ngày 02/04/2018
Kích thước chữ

Bệnh dị ứng là một bệnh khá phổ biến và rất khó điều trị dứt điểm. Vậy bệnh dị ứng có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa trị?

Dị ứng là một bệnh khá phổ biến và rất khó điều trị dứt điểm. Vậy bệnh dị ứng có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa trị?

Bệnh dị ứng là bệnh gì ?

Dị ứng là bệnh xảy ra do yếu tố cơ địa là chủ yếu, có thể hiểu là ngay từ khi sinh ra cơ địa đã nhạy cảm với nhiều tác nhân từ bên ngoài tạo phản ứng khi tiếp xúc. Phản ứng thường  xảy ra sau vài phút tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Một vài phản ứng dẫn đến ngứa ngoài da, nổi sẩn đỏ, viêm da cơ địa, người nóng bừng thậm chí nặng hơn có thể bị suy hô hấp, sốc phản vệ… Tùy vào tác nhân gây dị ứng khác nhau và độ nhạy cảm của cơ địa mà biểu hiện của bệnh bùng phát nặng hay nhẹ và kéo dài hay không.

Thông thường dị ứng là căn bệnh mãn tính, rất dễ  tái phát nếu gặp phải tác nhân gây dị ứng. Một số tác nhân gây bệnh dị ứng hay gặp như:

  • Do di truyền
  • Do thời tiết
  • Dị ứng thực phẩm thức ăn ( chủ yếu là các thức ăn giàu chất đạm như: tôm, cua, cá, thịt bò, nhộng tằm...)
  • Do tiếp xúc hóa chất kích ứng
  • Kí sinh trùng, vi khuẩn, vi nấm…

Vì đây là bệnh do cơ địa nên thường xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh dị ứng cơ địa do thời điểm này sức đề kháng của cơ thể chưa hoàn thiện. Bệnh có thuyên giảm khi trưởng thành.

Tìm hiểu sự thật: Bệnh dị ứng có nguy hiểm không1
Một số loại thực phẩm là nguyên nhân dẫn đến dị ứng

Bệnh dị ứng có nguy hiểm không?

Thông thường khi bị dị ứng, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa ngoài da và nổi mẩn đỏ,… Khi có biện pháp điều trị hợp lí thì các dấu hiệu này nhanh chóng bị đẩy lùi mà không để lại hậu quả nghiêm trọng gì.

Trong trường hợp dị ứng nặng hơn, một số người bệnh còn có biểu hiện tổn thương về thần kinh như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nôn mửa, các tổn thương niêm mạc như mắt, mũi và miệng.

Đặc biệt, khi người bệnh có triệu chứng sốc phản vệ khi trụy tim mạch với những triệu chứng như mạch nhanh nhỏ, da tái lạnh, nổi vân tím, tụt huyết áp,.. nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể đối mặt với nguy cơ ngừng thở, tử vong.

Kết luận: Diễn biến của bệnh dị ứng rất nguy hại và khó lường trước. Khi những dấu hiệu bị dị ứng xuất hiện, bạn nên tham khảo dược sĩ lấy thuốc hoặc tới bệnh viện kiểm tra để tránh những trường hợp xấu ảnh hưởng tới sức khỏe và thậm chí là tính mạng. 

Tìm hiểu sự thật: Bệnh dị ứng có nguy hiểm không 2
Dị ứng có thể gây nên khó thở thậm chí dẫn đến tử vong

Cần làm gì khi bị bệnh dị ứng?

Với bệnh nhân bị viêm mũi, hen suyễn nên dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, tránh các thứ dễ gây kích ứng đường hô hấp, có chế độ sinh hoạt phù hợp.

Ở bệnh dị ứng thức ăn, nên chú ý tới các nhóm thực phẩm gây ra 90% dị ứng bao gồm: sữa, đậu phộng, trứng, đậu nành, các loại hạt, cá, sò, ốc. 

Trong tình huống bị sốc phản vệ do dị ứng thức ăn, thuốc… thì trước hết phải gọi ngay cấp cứu hoặc lập tức đưa vào trung tâm y tế gần nhất vì tình huống này không thể tự xử lý. Trong lúc đợi cấp cứu, nếu bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở, hãy nhanh chóng hồi sinh tim, phổi cho bệnh nhân bằng biện pháp ép tim thổi ngạt, chú ý móc đờm nhớt trong cổ họng ra (nếu có). Khá nhiều tình huống bệnh nhân bị sốc phản vệ do dị ứng thuốc hay thức ăn và bị phù nề thanh quản nên mới bị ngạt, do vậy việc kiểm tra xem người bệnh còn thở, tim còn đập hay không là rất quan trọng.

Cần lưu lý thêm rằng ngay cả những dị ứng loại nhẹ như viêm mũi dị ứng cũng cần được thăm khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt nếu không muốn chịu những biến chứng sức khỏe nguy hiểm về sau.

Tìm hiểu sự thật: Bệnh dị ứng có nguy hiểm không3
Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khi xuất hiện triệu chứng nguy hiểm

Cần lưu ý rằng bất kỳ triệu chứng đơn giản nào cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách, đó là lý do vì sao bạn nên nắm vững bệnh dị ứng cách điều trị hiệu quả. Mong rằng bài viết đã phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc bản thân và những người xung quanh!

Tươi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin