Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh gout (bệnh gút) là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, đột ngột, đau đỏ, sưng viêm ở một số vị trí của các khớp và thường là ở ngón chân cái. Để tìm hiểu về bệnh gout, chúng ta cùng tham khảo ngay bài viết sau nhé!
Bệnh gout (bệnh gút) ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa trong xã hội hiện đại một phần do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Vậy bệnh gout là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh gout ngay nhé!
Để tìm hiểu về bệnh gout, đầu tiên, bệnh gout là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến một khớp nào đó tại một thời điểm, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến một hoặc thậm chí nhiều vị trí khác nhau. Một cuộc tấn công của bệnh gout có thể xảy ra một cách đột ngột, thường đánh thức bạn dậy vào ban đêm với cảm giác chân sưng, nóng ran như đang bốc cháy. Các khớp bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ thấy có cảm giác nóng, sưng và cơn đau đó đau đến nỗi chỉ cần một tấm mền nhẹ đặt lên vùng đau là người bệnh cũng không thể chịu được.
Các cơn đau của bệnh gout có thể đến và đi làm ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Nhưng cũng có nhiều biện pháp để kiểm soát và ngăn ngừa các cơn bùng phát này.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, các cơn đau do gout có thể hiếm khi xảy ra, chẳng hạn như xuất hiện một lần hoặc có thể là vài lần trong 1 năm.
Bệnh gout tấn công có thể tái phát theo thời gian và các cơn đau có thể xuất hiện trong cùng một hoặc nhiều khớp khác nhau. Cuộc tấn công đầu tiên của bệnh có thể kéo dài đến 1 tuần hoặc thậm chí là lên đến vài tuần, trừ khi bệnh được điều trị.
Theo thời gian nếu bệnh gout không được điều trị, các cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến nhiều các khớp xương khác. Các cơn đau cấp tính lặp đi lặp lại có thể khiến tổn thương và làm hỏng khớp.
Bệnh gout xảy ra khi tình thể urate tích tụ bên trong khớp, gây nên triệu chứng viêm và đau dữ dội. Tinh thể urat có thể hình thành khi nồng độ Acid uric trong máu của bạn tăng cao.
Monosodium urat (tinh thể Acid uric) được hình thành từ Acid uric, một trong những hóa chất tự nhiên trong cơ thể. Acid uric xuất phát từ sự phân hủy tự nhiên của RNA và DNA. Cơ thể bạn tạo ra Acid uric khi nó phá vỡ nhân purin.
Purines cũng được tìm thấy trong một số những loại thực phẩm như thịt, thịt đỏ, hải sản,... Một số loại thực phẩm khác cũng thúc đẩy nồng độ Acid uric tăng cao, chẳng hạn như các đồ uống có cồn như rượu, bia và đồ uống có đường khác.
Thông thường, Acid uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều Acid uric hoặc thận của bạn bài tiết Acid uric quá ít. Khi điều này xảy ra, Aicd uric có thể tích tụ bên trong cơ thể, hình thành lên các tinh thể sắc nhọn, tích tụ ở các mô quang khớp gây đau, sưng và viêm.
Mức độ Acid uric trong máu của bạn có thể thay đổi tùy theo:
Không phải ai có mức acid uric cao cũng sẽ phát triển bệnh gout. Yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả mọi người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout là sẽ bị mắc bệnh. Thông thường, ảnh hưởng của di truyền được thay đổi bởi các yếu tố nguy cơ được đề cập ở trên, cũng như giới tính và tuổi tác của nam giới.
Điều trị bệnh gout thường là liên quan đến thuốc. Để tìm hiểu về bệnh gout, chúng ta cần biết những loại thuốc mà bạn được bác sĩ chỉ định sử dụng dựa trên sức khỏe, cũng như tình trạng bệnh của bạn hiện tại.
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh gout có thể dùng để điều trị các cơn đau cấp tính và ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh trong tương lai. Ngoài ra thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ gây biến chứng của bệnh trong tương lai, chẳng hạn như sự phát triển của các hạt tophi từ các tinh thể urat.
Nếu bạn gặp một số cơn đau gout hằng năm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc để làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh gout. Nếu bạn xuất hiện những biến chứng do gout như xuất hiện những hạt tophi, bệnh thận mạn tính hoặc sỏi thận, các loại thuốc làm giảm lượng Aicd uric trong máu của bạn có thể được khuyến cáo:
Thuốc được gọi là chất ức chế xanthine oxidase bao gồm Allopurinol (Aloprim, Lopurin, Zyloprim) và Febuxostat. Những loại thuốc này giúp hạn chế lượng Acid uric trong máu của bạn.
Tác dụng phụ của Allopurinol có thể xảy ra là phát ban và lượng máu sẽ giảm. Tác dụng phụ của Febuxostat có thể gặp buồn nôn, phát ban và giảm chức năng gan.
Những loại thuốc bao gồm probenecid (Probalan) và Lesinurad (Zurampic). Thuốc giúp niệu quản cải thiện khả năng loại bỏ Acid uric từ cơ thể của bạn. Điều này giúp cơ thể của bạn giảm Acid uric và giảm nguy cơ bệnh gout phát triển, nhưng đồng thời lượng Acid uric trong nước tiểu của bạn sẽ tăng lên. Một số những tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải như phát ban, đau bụng và sỏi thận.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số thực phẩm chức năng giúp hạn chế tiến triển và điều trị bệnh gout.
Sản phẩm Hoàng Thống Phong với nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn mà vẫn hiệu quả cho bệnh nhân Gút. Hoàng Thống Phong có tác dụng cắt nhanh cơn đau cấp tính ở khớp bệnh, giúp bồi bổ gan và thận, giúp người bệnh phòng tránh bệnh gút trong thời gian dài.
Sản phẩm Baigout hỗ trợ giảm acid uric trong máu, cải thiện các triệu chứng sưng, đau các khớp do gout gây ra.
Cuối cùng về bài viết "Tìm hiểu về bệnh gout để tránh biến chứng về sau", các bạn có thể hiểu rằng bệnh gout gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Vì vậy, khi bị gout, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ và kết hợp sử dụng sản phẩm thuốc mỗi ngày để cơn đau sớm được cải thiện.
Nhân Tâm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.