Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tinh trùng là gì? Đây là một câu hỏi cơ bản luôn được đặt ra về vấn đề giáo dục sinh sản. Tinh trùng là tế bào chứa các thông tin di truyền, được sản xuất trong tinh hoàn của nam giới.
Điểm đặc biệt của tinh trùng là khả năng sản xuất liên tục và tồn tại suốt đời của nam giới. Tinh trùng tham gia trực tiếp vào quá trình thụ thai và sinh sản ở con người (cũng như ở các loài động vật có vú). Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “ Tinh trùng là gì ?” cũng như cung cấp những thông tin quan trọng về tinh trùng giúp bạn có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh.
Trong quá trình sinh sản hữu tính cần sự kết hợp giữa thông tin di truyền (DNA) từ cá thể đực và cá thể cái để tạo ra một cá thể mới. Sự sinh sản diễn ra ở một số loài thực vật và động vật, và con người là một trong những loài thực hiện sinh sản hữu tính.
Tinh trùng hay còn gọi là spermatozoon, là loại tế bào có nhiệm vụ mang thông tin di truyền từ cá thể đực. Tinh trùng đóng góp một nửa thông tin di truyền trong quá trình thụ thai và sinh sản ở các loài động vật. Ở người, tinh trùng được sản xuất từ tinh hoàn dưới dạng các tế bào đơn bội và được tạo ra liên tục, khoảng 72.000 tinh trùng mỗi phút. Tuy nhiên, tinh trùng chỉ có thể tồn tại trong môi trường có chứa các chất dinh dưỡng cung cấp cho chúng. Môi trường này được gọi là tinh dịch.
Cần phải phân biệt rõ hai khái niệm "tinh trùng" và "tinh dịch". Tinh trùng là các tế bào chịu trách nhiệm vận chuyển thông tin di truyền, có khả năng di chuyển, và được sản xuất liên tục từ tinh hoàn. Trong khi đó, tinh dịch là môi trường sống của tinh trùng, có màu trắng đục, và chứa các thành phần hóa học và các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, kali, các axit amin tự do, natri, axit lactic, protein, clo, fructose, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự sống của tinh trùng.
Dưới đây là các đặc điểm cơ bản về tinh trùng mà bạn nên biết.
Tế bào tinh trùng ở người có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Tế bào tinh trùng của người có cấu trúc bao gồm đầu, cổ, thân, và đuôi.
Phần đầu của tế bào tinh trùng dài khoảng 5 µm, chứa hạt nhân, trong đó có 23 nhiễm sắc thể. Đây là tế bào đơn bội, chỉ mang một nửa số nhiễm sắc thể của tế bào người.
Phần đuôi của tế bào tinh trùng dài khoảng 50 µm và có hình dạng giống một cái roi. Đây là phần giúp tinh trùng di chuyển, tốc độ khoảng 1 - 3mm/phút.
Tinh trùng có khả năng sống trong âm đạo của phụ nữ trong khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, khi ngoài môi trường tinh dịch và tiếp xúc với quần áo, tay, hoặc chân, chúng sẽ mất sự sống khi tinh dịch khô.
Tinh trùng thích nhiệt độ ấm hơn, vì vậy chúng sống lâu hơn trong nước ấm. Tuy nhiên, khả năng xâm nhập vào cơ thể nữ để thụ thai trong môi trường này rất thấp. Trong nước nóng, tinh trùng chỉ tồn tại được vài giây trước chết.
Khi tinh trùng bị đông lạnh ở nhiệt độ từ -196°C trở xuống, chúng trở nên bất hoạt và không thể thực hiện bất kỳ hoạt động nào. Nếu nhiệt độ này được duy trì, tinh trùng có thể sống rất lâu.
Thông thường, tinh trùng của chúng ta thường có màu trắng đục hoặc xám. Tinh dịch, nơi chứa tinh trùng, thường ở dạng lỏng, có cấu trúc nhớt dính.
Mùi đặc trưng của tinh trùng thường là mùi hơi tanh và nếu lâu ngày mới xuất tinh thì mùi này có thể tanh hơn bình thường. Sau khi xuất tinh, tinh trùng sẽ đông lại như thạch, nhưng sau khoảng 4 - 5 phút, chúng sẽ trở lại trạng thái lỏng bình thường. Điều này giúp cho tinh trùng di chuyển trong dịch âm đạo để gặp trứng và thụ tinh dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn màu sắc lạ như vàng, xanh, đỏ, hoặc nó bị vón cục hoặc có mùi hôi lạ, thì bạn nên đi khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân và đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình.
Tinh trùng được sản xuất từ tinh hoàn của nam giới, cụ thể là trong các ống sinh tinh. Quá trình hình thành tinh trùng bắt đầu khi nam giới bước vào giai đoạn dậy thì. Tại đây, các tế bào gốc, được gọi là tinh nguyên bào trải qua nhiều chu kỳ phân chia và biệt hóa để tạo ra tinh bào.
Những tinh bào này nằm trong ống sinh tinh sau đó sẽ phát triển thành tinh trùng. Tinh trùng sau đó di chuyển vào mào tinh và trưởng thành tại đó trước khi tham gia vào quá trình xuất tinh.
Quá trình sinh tinh ở nam giới kéo dài từ độ tuổi dậy thì cho đến cuối đời. Mỗi ngày có khoảng vài trăm triệu tinh trùng được tạo ra ở mỗi tinh hoàn. Tuy nhiên, trong quá trình thụ tinh, khi hàng trăm tinh trùng được phóng vào âm đạo của nữ giới, chỉ có một tinh trùng duy nhất có khả năng thụ tinh với trứng. Trường hợp quá trình sinh tinh bị suy giảm, chất lượng và số lượng tinh trùng cũng giảm, làm tăng nguy cơ vô sinh cho nam giới.
Quá trình tạo ra tinh trùng thường kéo dài trong khoảng 70 ngày. Sau đó, khi tinh trùng di chuyển đến mào tinh hoàn, chúng cần thêm khoảng từ 12 đến 21 ngày để trưởng thành và hoàn thiện chức năng sinh sản. Tóm lại, để hoàn thiện toàn bộ quá trình sinh tinh, cần khoảng 10 đến 12 tuần.
Tinh trùng chính là "hạt giống" đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai và sinh sản. Vì vậy, sức khỏe của tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng khả năng thụ thai và cải thiện sức khỏe của thai nhi.
Tinh trùng khỏe mạnh thường được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí quan trọng. Các chỉ số để xác định chất lượng tinh trùng bao gồm:
Những tiêu chí này giúp đánh giá sức khỏe tinh trùng và khả năng thụ thai của nam giới. Nếu tinh trùng không đáp ứng các tiêu chí này, nam giới có thể đối mặt với tình trạng tinh trùng yếu, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Như đã đề cập trước đó, tinh trùng có thể được sản xuất trong suốt cuộc đời khi cơ thể đủ khỏe và nội tiết tố testosterone đủ mức.
Để duy trì sức khỏe và cân bằng nội tiết, nam giới cần tuân theo các quy tắc sau:
Hy vọng với những thông tin Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp bạn đã hiểu được tinh trùng là gì và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...