Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tìm hiểu về hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia)

Ngày 14/12/2023
Kích thước chữ

Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) là một trạng thái tâm lý khiến người bệnh phải đối mặt với nỗi lo sợ và hoảng sợ khi tham gia vào các hoạt động di chuyển có tốc độ cao.

Hội chứng sợ tốc độ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Với những người mắc chứng sợ tốc độ, nó trở thành một vấn đề không lý và không thể lý giải, thậm chí ở những tình huống di chuyển bằng ô tô, xe bus, máy bay, và thậm chí cả khi đi bộ cũng gây ra cảm giác sợ hãi.

Hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) là gì?

Hội chứng sợ tốc độ, còn được biết đến với tên gọi Tiếng Anh là Tachophobia, là một dạng rối loạn lo âu xuất hiện với những ám ảnh và nỗi sợ hãi liên quan đến tốc độ. Nó thường thể hiện qua những biểu hiện tâm lý như sợ lái xe và lo lắng khi gặp các phương tiện di chuyển như ô tô, xe bus, và thậm chí cả khi đi bộ nhanh.

Tìm hiểu về hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) 1
Hội chứng sợ tốc độ là một dạng rối loạn lo âu với những ám ảnh liên quan đến tốc độ

Tâm lý con người thường trải qua cảm giác lo lắng, sợ hãi, và thậm chí hoảng loạn khi tham gia vào các hoạt động di chuyển ở tốc độ cao, như trong trò chơi mạo hiểm. Việc ngồi trên các phương tiện di chuyển với tốc độ nhanh có thể được coi là một phản ứng bình thường. Tuy nhiên, với những người mắc chứng sợ tốc độ, trải nghiệm này trở nên khác biệt. Họ có thể trải qua cảm giác kinh hoàng và lo lắng ngay cả khi di chuyển với tốc độ bình thường.

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng sợ tốc độ

Triệu chứng của hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) liên quan chặt chẽ đến các biểu hiện của rối loạn lo âu trong tâm lý con người, tập trung vào những vấn đề liên quan đến tốc độ. Hội chứng sợ tốc độ thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Luôn sợ hãi và ám ảnh về các vấn đề liên quan đến tốc độ, kéo dài đến 6 tháng.
  • Cảm thấy lo lắng, bất an, và bồn chồn khi chứng kiến phương tiện giao thông di chuyển nhanh hoặc khi tham gia vào giao thông.
  • Sự sợ hãi có thể mở rộng đến việc xem video về tốc độ hoặc thể thao đua tốc độ.
  • Khi gặp các tình huống căng thẳng, có thể bao gồm run rẩy, đổ mồ hôi, đau tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, thở gấp, hụt hơi, tim đập nhanh, khô miệng, mất kiểm soát hành vi, và thậm chí là ngất xỉu.
Tìm hiểu về hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia)  3
Người mắc hội chứng sợ tốc độ luôn sợ hãi và ám ảnh về các vấn đề liên quan đến tốc độ 

Nguyên nhân hình thành hội chứng sợ tốc độ

Nguyên nhân hình thành hội chứng sợ tốc độ rất đa dạng tùy thuộc vào từng cá nhân, và dựa trên quan điểm của các chuyên gia, có thể bao gồm:

Do trải nghiệm quá khứ

Có thể do chứng kiến những sự kiện ám ảnh liên quan đến tốc độ, như tai nạn giao thông nghiêm trọng của người thân trong gia đình. Những trải nghiệm này có thể để lại ấn tượng tiêu cực và tạo ra sự sợ hãi về tốc độ trong tiềm thức, khiến cho mỗi lần đối mặt với vấn đề này, cảm giác sợ hãi tự nhiên xảy ra.

Tiền sử gia đình

Người mắc hội chứng sợ tốc độ có thể có nguyên nhân từ lịch sử gia đình, khi một thành viên trong gia đình cũng trải qua vấn đề này. Sự lây nhiễm tâm lý qua quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng có thể tạo ra môi trường khó khăn cho việc hình thành nỗi sợ hãi về tốc độ, đặc biệt là ở trẻ em.

Liên quan đến hội chứng sợ lái xe

Có trường hợp hội chứng sợ tốc độ phát triển từ hội chứng sợ lái xe, khi có những biểu hiện tương tự về cảm giác lo âu và sợ hãi về tốc độ khi phải lái xe trực tiếp. Điều này có thể tạo ra một liên kết giữa hai hội chứng này và làm gia tăng sự lo lắng của người bệnh.

Cách điều trị hội chứng sợ tốc độ tại nhà

Các phương pháp tự chăm sóc để cải thiện hội chứng sợ tốc độ bao gồm:

  • Đảm bảo giấc ngủ: Cố gắng giữ được chu kỳ ngủ đều đặn, khoảng 7-8 giờ mỗi đêm để giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng.
  • Giảm căng thẳng và lo âu: Áp dụng các phương pháp như thiền, tập hít thở, gội đầu dưỡng sinh, xoa bóp bấm huyệt để giải tỏa căng thẳng. Sử dụng tinh dầu giảm căng thẳng có thể giúp khôi phục cân bằng cảm xúc.
  • Chế độ ăn cân bằng: Duy trì một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe toàn diện. Việc ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm mức độ lo lắng, căng thẳng.
  • Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các hoạt động vận động như đi bộ, bơi lội, yoga với cường độ vừa phải giúp giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần và giảm triệu chứng thể chất như đau cơ, đau cổ vai gáy và đau đầu.
  • Kết nối xã hội: Tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, hoặc tham gia các hội nhóm có thể giúp kết nối với mọi người. Chia sẻ và học hỏi từ những người có cùng trải nghiệm trong quá trình điều trị có thể mang lại hỗ trợ tích cực và sự đồng cảm.
Tìm hiểu về hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia) 2
Giảm căng thẳng và lo âu giúp điều trị hội chứng sợ tốc độ

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về hội chứng sợ tốc độ (Tachophobia). Việc điều trị hội chứng sợ tốc độ nên được thực hiện càng sớm càng quan trọng để ngăn chặn các tác động tiêu cực đối với cuộc sống và sức khỏe. 

Xem thêm: Hội chứng sợ không có điện thoại (Nomophobia)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm