Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tìm hiểu về quả đậu bắp, những tác dụng và tác hại ít người biết

Ngày 28/01/2023
Kích thước chữ

Quả đậu bắp không chỉ là một món ăn quen thuộc trong bữa ăn gia đình mà còn là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh. Cùng khám phá công dụng của đậu bắp qua bài viết dưới đây nhé!

Quả đậu bắp ngoài việc là một nguyên liệu chế biến các món ngon hấp dẫn thì đây còn là một thực phẩm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau. Những tác dụng sau đây của đậu bắp được Long Châu chia sẻ chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy rất bất ngờ. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về quả đậu bắp

Đậu bắp hay còn gọi là bông vàng, bắp chà, thảo cà phê hay mướp tây… có nguồn gốc từ các nước Tây Phi. Cây đậu bắp có khả năng chịu khô hạn và nắng nóng rất tốt nên nó được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới hoặc ôn đới đặc biệt là ở miền Nam Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, đậu bắp cũng được trồng nhiều ở khu vực miền Nam. Là loại cây ăn quả có thể trồng một năm hoặc nhiều năm. Với chiều cao lên đến 2 mét rưỡi và tán lá rộng từ 10 đến 20cm, hoa đậu bắp 5 cánh màu trắng hoặc vàng, quả đậu bắp chứa nhiều hạt bên trong.

Hiện nay đậu bắp được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, là món ăn quen thuộc tại nhiều quốc gia. Loại quả này được yêu thích không chỉ vì hương vị độc đáo, chất nhầy đặc biệt mà còn vì giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn. Cùng đến với phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu về tác dụng của quả đậu bắp nhé!

Tìm hiểu về quả đậu bắp, những tác dụng và tác hại ít người biết 1

Quả đậu bắp ngoài là một món ăn dinh dưỡng còn có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ

Tác dụng của đậu bắp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và chỉ ra rằng đậu bắp có hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thực phẩm này dù ăn sống, chế biến thành các món ăn, ép nước uống đều phát huy được các tác dụng như: ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ tiêu hoá, giúp xương chắc khỏe… Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của quả đậu bắp:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Hàm lượng chất xơ có trong đậu bắp giúp ngăn táo bón và giúp cho cơ thể có cảm giác no lâu hơn. Từ đó hỗ trợ giảm cân cho những ai trong tình trạng thừa cân. Khi chất xơ trong quả đậu bắp vào cơ thể không những không bị hoà tan mà đi qua hệ tiêu hoá còn bổ sung vào phân giúp quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra trong đậu bắp còn có chứa tính kháng khuẩn và chống viêm bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây hại.
  • Bảo vệ mắt và giúp da khỏe mạnh: Với hàm lượng vitamin A dồi dào có trong quả đậu bắp giúp cho mắt được sáng khỏe và làn da mạnh khỏe hơn. Vì vậy đừng bỏ qua loại quả này trong các bữa ăn hàng ngày nhé!
  • Duy trì khả năng miễn dịch: Bên cạnh những tác dụng kể trên thì đậu bắp còn giúp duy trì khả năng miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào giúp đáp ứng hơn 36% nhu cầu cần thiết của cơ thể. Khi bổ sung quả đậu bắp trong các bữa ăn giúp ngăn ngừa ho, nhiễm trùng và loại bỏ gốc tự do.
  • Bảo vệ phổi: Sự kết hợp của các thành phần dưỡng chất như: Xanthin, lutein và flavonoid giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy đậu bắp là thức ăn lành mạnh của mọi lứa tuổi cả người lớn và trẻ nhỏ.

Tìm hiểu về quả đậu bắp, những tác dụng và tác hại ít người biết 2

Ăn đậu bắp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại

Tác hại của đậu bắp

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ, quả đậu bắp cũng có rất nhiều tác hại để như lạm dụng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách. Một số tác hại của đậu bắp đến sức khỏe và sắc đẹp gồm:

  • Tăng nguy cơ sỏi thận: Vì đậu bắp chứa hàm lượng oxalat cao nên sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận dạng canxi oxalat. Vì vậy nếu bạn đang bị sỏi thận hoặc có nguy cơ cao mắc sỏi thận tốt nhất cần hạn chế ăn đậu bắp.
  • Gây viêm khớp: Nếu ăn đậu bắp thường xuyên sẽ có thể bị đau khớp, viêm khớp kéo dài. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trong thực phẩm này có chứa chất melamine. Đây chính là hợp chất gây nên các bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Gây tiêu chảy: Chất fructans chính là một loại carbohydrate có nhiều trong đậu bắp. Khi ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đầy hơi hoặc chuột rút. Đối tượng mắc hội chứng ruột kích thích hoặc mắc bệnh đường ruột là đối tượng có nguy cơ bị tiêu chảy cao khi ăn đậu bắp.
  • Gây đông máu: Do hàm lượng vitamin K rất dồi dào gây nên. Vì vậy nếu đang điều trị chống đông máu hoặc đang uống thuốc trị tiểu đường không nên ăn đậu bắp vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc.
  • Làm giảm khả năng tình dục: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn quả đậu bắp sẽ làm tăng hormone testosterone, hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể. Ngoài ra ăn đậu bắp còn làm nam giới giảm khả năng sinh sản vì chức năng và trọng lượng của tinh hoàn đều giảm đi nên số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển đều giảm. Vậy nên các bác sĩ khuyên rằng nam giới, nhất là người đang mong muốn có con không nên ăn nhiều đậu bắp.

Tìm hiểu về quả đậu bắp, những tác dụng và tác hại ít người biết 3

Ăn nhiều đậu bắp có thể dẫn đến tình trạng bị rối loạn tiêu hoá

Một số lưu ý khi ăn quả đậu bắp

Sau khi biết tác dụng và tác hại của quả đậu bắp, bạn cần chú ý đến các sử dụng để nâng cao các tác dụng và hạn chế tác hại của loại thực phẩm này:

  • Quả đậu bắp là thực vật có thể ăn được tất cả mà không cần bỏ hạt hay gọt vỏ.
  • Khi nấu đậu bắp không nên nấu quá kỹ để tránh làm mất đi chất nhầy và hàm lượng dinh dưỡng trong đậu bắp.
  • Có thể chế biến đậu bắp thành nhiều món ăn khác nhau để chống ngán như: Nướng, xào, luộc, chiên hoặc ép thành nước.
  • Những ai thể trạng kém, hay bị lạnh bụng không nên ăn nhiều đậu bắp vì thực phẩm này chứa tính hàn nên sẽ gây phản tác dụng.
  • Bệnh nhân mắc bệnh đường ruột hoặc mắc hội chứng ruột kích thích cũng nên hạn chế đậu bắp nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đầy hơi do hàm lượng fructose cao.

Với hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào giúp quả đậu bắp có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau. Do đó bạn nên bổ sung thực phẩm này vào các bữa ăn hàng ngày của gia đình. Ngoài việc xào nấu thành các món ăn hấp dẫn thì bạn cũng có thể ép lấy nước đậu bắp để uống.

Khuyên Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin