Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khả năng phòng chống bệnh tật và tuổi thọ của mỗi người đều lệ thuộc rất nhiều vào hoạt động của hệ miễn dịch. Vậy bạn biết gì về hệ cơ quan này và làm thế nào để tăng cường chức năng của chúng?
Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Hệ miễn dịch là tên gọi của hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan có vai trò bảo vệ, chặn đứng con đường xâm nhập của vi sinh vật và các kháng nguyên lạ từ bên ngoài vào cơ thể.
Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:
Hệ thống miễn dịch không nằm tập trung ở cơ quan nào đó mà phân bố rải rác khắp nơi giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.
Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì các tác nhân gây bệnh sẽ có cơ hội hoành hành và tấn công cơ thể bạn. Lúc này, nguy cơ mắc bệnh nói chung và bệnh truyền nhiễm nói riêng là rất cao. Chính vì vậy hệ thống miễn dịch càng hoạt động tốt thì cơ thể càng khỏe mạnh và ngược lại.
Hệ thống miễn dịch được biết đến với 2 chức năng cơ bản sau:
Môi trường xung quanh chúng ta đầy rẫy những tác nhân gây hại, từ vi khuẩn, virus cho tới nấm và nhiều loại ký sinh trùng. Thế nhưng không phải ai cũng bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với chúng bởi đã có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống miễn dịch.
Cụ thể, những yếu tố nguy cơ này cần phải đi qua nhiều hàng rào bảo vệ nếu muốn gây bệnh trên cơ thể người. Đầu tiên là da, niêm mạc, lông, lớp nhầy,... giúp cản đường đi của vi sinh vật.
Nếu chúng đi qua được lớp hàng rào vật lý này thì bạch cầu và kháng thể sẽ tham gia trực tiếp vào việc tiêu diệt các yếu tố nguy cơ. Trong trường hợp không thể loại bỏ được tác nhân gây bệnh, hệ thống phòng thủ vẫn ra sức làm việc để kìm hãm, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh trên cơ thể chúng ta.
Mỗi lần tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hoặc bị nhiễm bệnh, cơ thể bạn sẽ sản sinh và tích lũy một lượng kháng thể nhất định. Vậy nên tổng lượng kháng thể có xu hướng tăng dần qua thời gian.
Chính vì vậy, khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đây cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động, đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát.
Sự suy giảm miễn dịch sẽ là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh có cơ hội hoành hành trên cơ thể chúng ta. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chức năng của hệ thống miễn dịch dần suy yếu?
Tuổi càng cao thì độ nhạy của hệ thống miễn dịch càng giảm. Lượng tế bào tham gia vào hoạt động miễn dịch cũng ngày một ít đi. Vậy nên người già rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng. Việc can thiệp thường khó khăn hơn và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn hẳn so với người trẻ.
Khi căng thẳng hay rối loạn lo âu, cơ thể sẽ sản sinh hormone cortisol. Chất tiết này gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch, khiến chúng hoạt động kém hơn bình thường. Vậy nên nếu thường xuyên stress thì nguy cơ suy giảm miễn dịch là khó tránh khỏi.
Cytokine, một chất tiết tham gia vào hệ thống miễn dịch chỉ được sản sinh trong lúc ngủ. Do đó nếu bạn thiếu ngủ thì khả năng miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Đồng thời, nhiều nghiên cứu còn cho thấy lượng tế bào bạch cầu lympho và các kháng thể sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta không ngủ đủ giấc.
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu kẽm, axit folic, sắt, đồng, vitamin,... sẽ khiến hệ thống miễn dịch dần suy yếu. Trong một diễn biến khác, ăn nhiều chất đường bột, thiếu chất xơ, thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,... cũng sẽ làm hủy hoại chức năng miễn dịch của bạn.
Khi vận động tích cực, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại nếu bạn lười tập luyện, hệ cơ quan này cũng sẽ “ngủ yên” và không phát huy được vai trò thiết yếu của mình.
Loại virus nói trên tấn công trực tiếp vào các tế bào bạch cầu của cơ thể nên nếu nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ suy giảm chức năng rất nhanh. Cùng với đó là kéo theo hàng loạt bệnh cơ hội: Nhiễm trùng, ung thư, phát ban, lao,...
Để cải thiện và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả dưới đây:
Tóm lại, hệ miễn dịch đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể con người. Hệ thống miễn dịch thực hiện các phản ứng nhanh nhằm bảo vệ cơ thể chống lại những mầm bệnh bên ngoài. Nếu hệ thống này bị suy yếu, bạn cần sớm tìm hiểu nguyên nhân gây ra, từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp để nó ổn định trở lại. Đồng thời, áp dụng các biện pháp tăng cường để nâng cao hệ thống cũng như giúp cơ thể không bị ốm vặt.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.