Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chất béo là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, có loại chất béo có lợi và chất béo không có lợi cho sức khỏe. Thế nào là chất béo không bão hòa? Chất béo này có lợi hay không có lợi cho sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về loại chất béo này nhé!
Khái niệm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa có thể còn làm cho nhiều người lúng túng. Những loại thực phẩm nào có chất béo không bão hòa? Chất béo này đóng vai trò như thế nào trong đời sống của chúng ta?
Hằng ngày chúng ta nạp những loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể kể cả chất béo. Bởi vì cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra các axit béo. Nên bắt buộc chúng ta phải nạp nguồn dinh dưỡng này từ các loại thực phẩm.
Tuy nhiên, ngày nay khi nói đến chất béo thì ai cũng ái ngại vì chất béo sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung. Đặc biệt là sức khỏe tim mạch, huyết áp vì chất béo có thể làm tăng lượng cholesterol, cũng như khiến cơ thể thừa cân, béo phì do quá nhiều calo.
Có phải cứ chất béo là gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không? Dường như cách hiểu này cũng chỉ đúng một phần. Chất béo có nhiều loại, có chất béo không tốt như chất béo bão hòa và chuyển hóa. Còn có loại chất béo tốt cho sức khỏe, hay còn gọi là chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hoà tồn tại dưới các dạng chất béo không bão hòa đơn thể lại có khả năng làm giảm cholesterol xấu. Còn chất béo không bão hòa đa thể đó là 2 chất: Omega-3 (hay alpha-linolenic acid) và Omega-6 (hay linolenic acid), lại làm giảm hàm lượng cholesterol cả xấu lẫn tốt.
Hai nhóm chất béo không bão hòa này đều được xem là lành mạnh đối với cơ thể, nếu như chúng ta tiêu thụ một lượng hợp lý. Bởi vì chất béo tốt có khả năng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol và giảm khả năng mắc bệnh tim mạch.
Nếu như chọn một chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.
Chất béo không bão hòa đơn có rất nhiều trong các loại rau, đậu, dầu thực vật và một số loại hạt. Chất béo không bão hòa đơn không đông đặc ở nhiệt độ thường như chất béo bão hòa. Loại chất béo không bão hòa được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Chất béo không bão hòa đơn không gây ảnh hưởng tới cholesterol tốt lại có khả năng làm giảm cholesterol xấu.
Nếu muốn giảm cholesterol máu và bệnh tim mạch thì nên lựa chọn những thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đơn trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, việc ăn uống những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng.
Theo một số nghiên cứu thì chất béo không bão hòa, đặc biệt là chất béo đơn có tác dụng và có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và kiểm soát hội chứng tiểu đường tuýp 2.
Có một nhược điểm của chất béo không bão hòa đa là ít ổn định và dễ bị oxy hóa và ôi so với chất béo không bão hòa đơn thể. Chất béo này có trong những loại hạt ngũ cốc, chủ yếu tồn tại dưới dạng các axit béo không bão hòa đa (PUFAs) hoặc Omega-3 và Omega-6.
Khi sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như cá ngừ, cá hồi giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất béo không bão hòa đa. Cũng tương tự như chất béo đơn, chất béo không bão hòa đa về khả năng hạ thấp nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đồng thời có khả năng làm giảm chỉ số cholesterol xấu trong máu. Chất béo không bão hòa đa cũng ảnh hưởng đến cả cholesterol tốt. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng mức độ tác dụng tích cực của chất béo không bão hòa đa sẽ tốt hơn.
Nhắc đến Omega-3 và Omega-6 thì có lẽ khá nhiều người biết vì đây là loại axit béo phổ biến mà con người cần hấp thụ. Axit béo này có khả năng giúp cơ thể tổng hợp chất prostaglandin. Những axit béo này cần thiết cho quá trình lưu thông máu dễ dàng và có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Axit béo Omega-3 có nhiều trong các loại hải sản cá mòi, cá hồi, cá trích, cá thu. Dưỡng chất này rất tốt cho sức khỏe, trí não và mắt của trẻ trong vòng giai đoạn 6 tháng đầu đời.
Nhiều bà mẹ cũng chọn Omega-3 để bổ sung cho con trẻ, giúp bé thông minh, học tốt hơn và tăng cường sức đề kháng. Không riêng gì trẻ em, người lớn cũng cần bổ sung omega-3. Omega-3 có khả năng làm giảm đau cứng khớp buổi sáng cho người mắc viêm khớp dạng thấp. Tác dụng ngăn ngừa những bệnh về tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim. Tác dụng khác là khả năng làm hạ mức cholesterol toàn phần. Omega-3 còn hỗ trợ lưu thông máu và chống lại bệnh mạch vành, điều hòa huyết áp ổn định.
Omega-6 cũng là một dạng của chất béo không bão hòa đa, loại axit béo này có nhiều trong đậu phộng, hạt hướng dương, cải dầu và đậu nành. Omega-6 có tác dụng kiểm soát cholesterol xấu, bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh về tim mạch. Có một loại axit béo ít phổ biến hơn là Omega-2 chứa trong mỡ cá.
Chất béo không bão hòa tham gia vào cấu trúc và thực hiện nhiều chức năng của một số cơ quan. Lượng chất béo chiếm khoảng 18 - 24% trọng lượng cơ thể của một người trưởng thành. Chất béo có mặt ở màng tế bào, ở các nhân và ti thể.
Chất béo không bão hòa giúp hạ đường huyết bằng cách cải thiện hiện tượng kháng insulin. Chất béo này cũng có khả năng giảm độc tố từ các axit béo tự do trong cơ thể, tăng cường miễn dịch, giúp tế bào hoạt động.
Chất béo có vai trò biến đổi và dự trữ năng lượng, hỗ trợ xây dựng mô thần kinh và các hormone. Ngoài ra chất béo không bão hòa phản ứng với viêm nhiễm, kiểm soát tình trạng viêm khớp, giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin cần thiết như A, D, E và K. Đồng thời có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin E chống oxy hóa.
Chất béo không bão hòa có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên, nếu tiêu thụ với số lượng lớn sẽ gây ra dư thừa calo. Dư thừa chất có thể dẫn tới tăng cân, béo phì không tốt cho sức khỏe.
Nếu những người đang trong thời kỳ ăn kiêng, giảm cân thì không nên tiêu thụ quá nhiều.
Như vậy bạn đã biết chất béo không bão hòa đơn và đa mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể. Dù tốt nhưng cũng nên kiểm soát ở mức vừa phải tránh làm tăng cân. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ về chất béo này và chăm sóc cơ thể mình tốt nhất.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.