Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tinh hoàn ẩn ở trẻ em là một trong những tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng phương pháp thì sẽ giảm được nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm về sau.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ em có thể tự nhận biết, hiện nay đã có những phương pháp điều trị được công nhận và thực hiện thành công ở nhiều trường hợp
Tinh hoàn là cơ quan có hình bầu dục nằm trong hệ thống sinh sản của nam, có chức năng tạo hormone testosterone, sản xuất và lưu trữ tinh trùng đến khi xuất tinh.
Ở các bé trai, khi một hoặc cả hai tinh hoàn chưa đi xuống bìu gọi là tinh hoàn ẩn. Trong đó trường hợp ẩn tinh hoàn bên trái chiếm khoảng 30%, tinh hoàn bên phải ẩn chiếm đến 70%. Xét trong 10 ca bệnh, chỉ khoảng 10% số trẻ bị ẩn cả hai tinh hoàn.
Ngoài ra còn có tình trạng tinh hoàn co rút, là khi tinh hoàn bình thường nhưng vị trí của một hoặc cả hai tinh hoàn bị lệch so với bìu do phản xạ của cơ, không cần điều trị vì tinh hoàn sẽ tự đi xuống khi trẻ đến độ tuổi dậy thì. Tỉ lệ này hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng lại thường thấy ở các trẻ độ tuổi từ 6 đến 10.
Ở trẻ gồm có 2 loại tinh hoàn ẩn:
Những trẻ có tỉ lệ cao bị tinh hoàn ẩn thường là những trường hợp:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tinh hoàn ẩn có thể bao gồm các bất thường về các dây thần kinh sinh dục, mẹ bị mất cân bằng nội tiết, hormone bị khiếm khuyết,...
Hầu hết tinh hoàn ẩn ở trẻ em sẽ không thấy đau hay khó chịu nhưng bố mẹ có thể nhận ra dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày khi chăm sóc và quan sát túi bìu trẻ. Quan sát bằng mắt thường rất dễ nhận biết. Đối với trẻ bị tinh hoàn ẩn một bên thì một bên túi bìu bình thường và bên còn lại nhỏ hoặc xẹp. Đối với trẻ bị ẩn tinh hoàn hai bên, túi bìu xẹp hơn bình thường và kích thước tinh hoàn cũng nhỏ hơn.
Ngoài ra còn có thể phát hiện bệnh nhờ một số triệu chứng khác như bìu không chứa tinh hoàn hoặc chỉ có 1 tinh hoàn, có xuất hiện khối ở ống bẹn.
Xem thêm: Viêm tinh hoàn: Bệnh khó nói ở nam nhưng cần được điều trị đúng cách
Ở trẻ vài tháng đầu sau sinh có tinh hoàn không tự di chuyển về vị trí đúng, có thể điều trị bằng cách thực hiện phẫu thuật hạ tinh hoàn. Phương pháp này rất phổ biến và có tỉ lệ thành công cao với hơn 90%.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, trẻ bị tinh hoàn ẩn nên phẫu thuật trước 2 tuổi, có thể điều trị sớm thì thực hiện trước 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trong một số kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ nên phẫu thuật ở giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi là tốt nhất. Ở một vài trường hợp tinh hoàn trẻ bị teo nhỏ không còn phát triển, có thể đưa ra chỉ định cắt bỏ tinh hoàn.
Ngoài điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, có thể điều trị trẻ bị tinh hoàn ẩn bằng cách sử dụng hormone. Trẻ sẽ được tiêm HCG ở bắp để kích thích cơ thể sản sinh hormone sinh dục nam, từ đó kéo tinh hoàn xuống bìu. Nhưng đối với phương pháp điều trị này còn có nhiều tác dụng phụ nên cần có sự đồng ý và cân nhắc của cha mẹ và sự thống nhất của các các chuyên gia nội tiết, bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm:
Trẻ bị ẩn tinh hoàn một bên có nguy cơ bị vô sinh thấp hơn so với trẻ bị ẩn tinh hoàn hai bên. Trẻ được điều trị trễ (>2 tuổi) cũng có nguy cơ vô sinh cao hơn so với điều trị sớm
Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra, trẻ từng bị tinh hoàn ẩn và đang dậy thì thường có tỉ lệ phát hiện cao hơn. Tuy nhiên dù đã được phẫu thuật điều trị nhưng việc này không làm giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn mà chỉ có thể hỗ trợ trong phát hiện ung thư sớm thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đối với ung thư tinh hoàn khi phát hiện càng sớm, tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn.
Biến chứng này thường gặp khi trẻ bị mắc bệnh mà không được chữa trị kịp thời.
Trẻ khi mắc tinh hoàn ẩn có thể khiến tâm lý bị mặc cảm, tự ti, suy nghĩ tiêu cực đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những nguy hiểm về sau, cha mẹ có thể theo dõi và phát hiện thông qua việc chăm sóc, quan tâm con mỗi ngày. Nếu trẻ được chẩn đoán bị tinh hoàn ẩn, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để có thể được theo dõi và nhận được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.