Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tĩnh mạch được biết đến là một mạng lưới thuộc hệ thống mạch máu giúp vận chuyển máu trong cơ thể nhằm đảm bảo sự sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tĩnh mạch là những mạch máu từ đâu và có chức năng gì. Để giải đáp thắc này, cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo những thông tin trong bài viết ngay sau đây.
Trên cơ thể người có 3 loại mạch máu chính là: Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Mỗi loại đều có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, trong đó tĩnh mạch có cấu tạo phức tạp hình thành từ sự kết hợp mạng lưới của các tiểu tĩnh mạch.
Tĩnh mạch hay ven là những mạch máu thuộc hệ thống tuần hoàn trong cơ thể. Chúng bắt nguồn từ mao mạch về tim và có chức năng vận chuyển máu từ mao mạch trở về tim. Bộ phận này đôi khi cũng gặp những vấn đề cần được khắc phục như: Khiếm khuyết tại tĩnh mạch hay xuất hiện cục máu đông.
Tĩnh mạch là một trong những mạch máu quan trọng trong hệ thống tuần hoàn máu
Khi quan sát, chúng ta có thể thấy tĩnh mạch trên da có màu xanh, xanh tím, xanh dương hoặc màu đỏ (hiếm gặp). Nhưng trên thực tế bản thân tĩnh mạch lại không có màu xanh. Màu sắc mà chúng thể hiện trên da là do tác động của các yếu tố: Sự tương tác của ánh sáng và da, do tĩnh mạch và não bộ hay không thỏa tiêu chuẩn nồng độ oxy trong máu.
Có 4 loại tĩnh mạch chính trong cơ thể người gồm:
Trong cơ thể mỗi người, vị trí tĩnh mạch có thể di dịch ít nhiều so với vị trí cố định của động mạch và tùy theo cơ địa. Khi đủ dung lượng máu, tĩnh mạch sẽ phồng lên thành dạng ống với đường kính từ 1mm đến 1 - 1,5cm. Ngược lại, bộ phận này có thể xẹp xuống nếu không nạp đủ dung lượng.
Cấu tạo của tĩnh mạch gồm 3 lớp chính
Cấu tạo tĩnh mạch gồm 3 lớp:
Các lớp cấu tạo của tĩnh mạch luôn mỏng và dễ giãn hơn so với động mạch. Giãn tĩnh mạch chi dưới là một trong những bệnh lý thường gặp ở bộ phận này. Nhờ mỏng và khả năng co giãn, tĩnh mạch có thể lưu chuyển lượng máu lớn với điều kiện áp lực bên trong ít thay đổi. Tuy nhiên, tĩnh mạch thường có thiết diện lớn hơn nhiều so với động mạch. Đặc biệt, thiết diện tĩnh mạch càng lớn khi càng gần về tim.
Tĩnh mạch có chức năng chính là đưa máu nghèo oxy và thiếu dinh dưỡng quay trở về tim. Cụ thể:
Trong tuần hoàn toàn thân, máu giàu oxy và dưỡng chất được bơm từ tâm thất trái qua các động mạch đến các cơ và hệ cơ quan trên cơ thể. Lúc này khí oxy và các chất dinh dưỡng được trao đổi tại các mao mạch. Sau khi hấp thụ chất thải tế bào và khí CO2, máu trong các mao mạch được các tĩnh mạch vận chuyển đến tâm nhĩ phải sau đó đến tâm thất phải của tim.
Tĩnh mạch giữ vai trò quan trọng trong tuần hoàn máu toàn thân
Trong tuần hoàn phổi, máu đã khử oxy sau khi đưa về tim được động mạch phổi đưa đến phổi để trao đổi khí. Tiếp đó, các tĩnh mạch phổi đưa máu có oxy từ phổi trở lại tâm nhĩ trái, đổ vào tâm thất trái, hoàn thành chu kỳ tuần hoàn máu. Việc mang máu về tim của tĩnh mạch được hỗ trợ bởi hoạt động bơm của cơ và sự thở của lồng ngực trong quá trình hô hấp.
Có thể thấy, tĩnh mạch đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự sống của con người. Ngoài chức năng vận chuyển máu quay về tim, chúng còn có nhiệm vụ điều hòa nhiệt độ và lưu trữ máu trong cơ thể. Khi nhiệt độ không khí tăng lên, tĩnh mạch sẽ hút thêm nhiều máu hơn để giúp làm mát bề mặt da.
Tĩnh mạch chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi cơ thể chúng ta vận động liên tục. Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ứ máu tĩnh mạch hay khiến máu trong tĩnh mạch bị chảy ngược theo sức hút của trọng lực, có thể gây ra suy giảm tuần hoàn máu. Đó là lý do cơ thể cần tới van tim để ngăn tình trạng này.
Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra nhiều bệnh như ung thư, béo phì
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tĩnh mạch và vai trò của chúng. Từ đó, có được kinh nghiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhằm hạn chế các bệnh liên quan đến bộ phận này. Nếu nhận thấy trên cơ thể có các dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế xét nghiệm, thăm khám để sớm nhận biết và điều trị đúng, hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.