Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tình trạng nổi mụn nước không ngứa là gì? Nguyên nhân từ đâu?

Ngày 15/07/2022
Kích thước chữ

Da nổi mụn nước không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh da liễu như viêm da, tổ đỉa,… hoặc một bệnh lý như gan, thận, tiểu đường. Do đó đọc ngay bài viết dưới đây để nhận biết chính xác nhất nhé.

Nổi mụn nước không ngứa nhưng thường đau đớn khiến nhiều người lo lắng liệu đây là dấu hiệu của bệnh gì. Nhiều trường hợp chỉ là cơn ngứa da cấp tính và tự khỏi trong vài ngày. Nhưng cũng có nhiều trường hợp mụn nước do cơ địa và cần điều trị. Vậy nổi mụn nước không ngứa có thể là do bệnh lý nào gây ra hãy theo dõi tiếp bài viết để biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Nổi mụn nước không ngứa có thể là bệnh gì?

Mụn nước không ngứa có thể do tác động từ bên ngoài hoặc là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm ngoài da. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất. 

Mụn rộp

Mụn rộp là những tổn thương trên da do virus herpes simplex (HSV). Có hai loại herpes simplex: 

  • HSV 1: Gây ra chủ yếu là mụn nước ở xung quanh miệng và trên mặt.
  • HSV 2: Chủ yếu gây mụn rộp sinh dục và gây ra các mụn xung quanh bộ phận sinh dục. 

Mụn nước do herpes simplex thường mọc thành từng đám và gây đau, chảy dịch vàng có màu và đóng vảy bên ngoài. Các dấu hiệu khác có thể như sốt nhẹ, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, đau đầu, đau người và giảm cảm giác thèm ăn. Bệnh herpes simplex chưa có thuốc đặc trị cụ thể nhưng có thể cải thiện bằng triệu chứng và ngăn chúng tái phát.

Tình trạng nổi mụn nước không ngứa là gì? Nguyên nhân từ đâu? 1 Mụn rộp thường do virus herpes simplex gây nổi mụn nước không ngứa

Bệnh chốc lở

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và dễ lây lan liên quan đến vi khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes. Các triệu đầu tiên của bệnh chốc lở là các vết loét đỏ trên da. Các vết loét này nhanh chóng chuyển thành mụn nước không ngứa, vỡ ra và đóng thành vảy. Những mụn nước này có thể gây đau rát, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh chốc lở phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi, nhưng nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ngoài ra, những người sống ở vùng có khí hậu ẩm ướt cũng dễ bị chốc lở hơn. 

Chốc lở thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự lây lan. Điều trị thường kết thúc sau 7 - 10 ngày hoặc hơn ngày nếu người đó bị nhiễm trùng da.

Viêm da cơ địa

Đây là một dạng viêm da mãn tính, gây ra các tổn thương từng mảng trên da, biểu hiện bằng các triệu chứng như ban đỏ, mụn nước. Ngứa không xảy ra ở nhiều bệnh nhân, nhưng có người bị ngứa dữ dội. Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện theo từng giai đoạn cụ thể. 

  • Ban đỏ: Da mẩn đỏ với những chấm hồng nhạt nên người bệnh dễ nhầm với triệu chứng dị ứng. 
  • Mụn nước: Khi vùng da đó chuyển sang màu đỏ sẫm, xuất hiện các mụn nước nhỏ. Chúng chứa chất lỏng nước đọng mọc thành từng đám. 
  • Các mụn nước vỡ ra, dịch bên trong chảy ra. Lớp chất lỏng này tràn lên da khiến da bị khô và cứng. 
  • Các lớp da khô ngày càng đen sạm, thô ráp, đây gọi là giai đoạn lichen hoá.

Bỏng lạnh

Bỏng lạnh là một tổn thương ngoài da, trong đó lớp biểu bì và mô dưới da bị đóng băng. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là da trở nên rất lạnh và đỏ, sau đó là tê và nhợt nhạt. Bỏng lạnh thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, mũi, má, tai và cằm. Những vùng da dễ tiếp xúc với thời tiết gió lạnh rất dễ bị bỏng lạnh. Tuy nhiên, ở những vị trí được che phủ bởi quần áo cũng có nguy cơ bỏng lạnh. Các dấu hiệu khác để nhận biết bỏng lạnh như: 

  • Da lạnh và cảm giác ngứa râm ran trên bề mặt da. 
  • Da đỏ, trắng, xám xanh hoặc xám vàng. 
  • Da tê cứng hoặc đóng băng.
  • Cứng khớp và cơ bắp. 
  • Nổi mụn nước không ngứa.
  • Bỏng lạnh được coi là một trường hợp cấp cứu y tế. Vì vậy, nếu nhận thấy các triệu chứng tê cóng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Tình trạng nổi mụn nước không ngứa là gì? Nguyên nhân từ đâu? 2 Bỏng lạnh là tình trạng tổn thương ngoài da biểu hiện da đỏ, tê lanh ở các đầu ngón tay, chân

Bệnh Pemphigoid

Pemphigoid là một bệnh tự miễn hiếm gặp, có thể phát triển từ trẻ em đến người già. Pemphigoid thường gây nổi mụn nước không ngứa trên chân, tay và bụng. Pemphigoid cũng có thể gây ra mụn nước trên niêm mạc mắt, mũi, miệng và bộ phận sinh dục. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Các mụn nước lớn xuất hiện chứa đầy chất lỏng hoặc một lượng máu nhỏ. 
  • Những bong bóng này dày và khó vỡ. Vùng da xung quanh mụn nước thường hơi đỏ hoặc có màu sẫm hơn. 
  • Khi mụn nước vỡ ra, có thể gây đau. 
  • Bệnh Pemphigoid không thể điều trị được. Tuy nhiên, có một số loại thuốc và biện pháp có thể được thực hiện để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Bệnh Pemphigus

Pemphigus là một bệnh tự miễn gây bỏng da nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Bệnh xuất hiện ở các khu vực như miệng, mũi, mắt, cổ họng, phổi,... Dấu hiệu nhận biết như nổi mụn nước không ngứa trong miệng, sau đó lan rộng ra da và ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Pemphigus cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, kể cả tử vong.

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân gây tình trạng nổi mụn nước không ngứa:

  • Bỏng da: Gây phồng rộp da, đau, rát.
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Da có thể bị phồng rộp khi tiếp xúc với một số hóa chất, mỹ phẩm hoặc thực vật độc hại. 
  • Phản ứng với thuốc: Khi nổi mụn nước có thể bạn đang bị dị ứng với thuốc đang dùng. Vì vậy, nếu bạn vừa đổi thuốc và có mụn nước mà không ngứa, hãy nói với bác sĩ đã kê đơn cho bạn.
  • Nhiễm trùng da: Các tình trạng như thủy đậu, loét da, bệnh zona có thể gây ra mụn nước ngứa hoặc không.
  • Ảnh hưởng của di truyền: Ngay cả những rối loạn di truyền hiếm gặp cũng có thể gây ra mụn nước không ngứa trên khắp cơ thể.
Tình trạng nổi mụn nước không ngứa là gì? Nguyên nhân từ đâu? 3 Làn da tiếp xúc với các hoá chất độc hại có thể gây lột da, nổi mụn nước

Biện pháp phòng ngừa mụn nước không ngứa

Các biện pháp phòng tình trạng nổi mụn nước không ngứa:

  • Nếu mụn nước không ngứa là do dị ứng, người bệnh nên tránh chất gây dị ứng và không mặc quần áo bó sát hoặc quần áo làm từ chất liệu dễ gây kích ứng như len hoặc vải tổng hợp khi tham gia hoạt động thể chất hoặc chơi thể thao. Mặc quần áo thấm hút và chất liệu thân thiện với làn da. 
  • Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày hoặc ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. 
  • Tránh ma sát, tạo áp lực trực tiếp lên da. Điều này có thể gây kích ứng và tổn thương da. 
  • Giữ ẩm cho da để tránh tổn thương do ma sát. 
  • Mụn nước không ngứa thường không phải là một tình trạng nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà. Nếu bạn có thắc mắc hoặc dấu hiệu lạ trên da nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

Mong rằng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân nổi mụn nước không ngứa từ đó giúp bạn điều trị và có cách phòng ngừa thích hợp.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin