Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tổ đỉa là một trong những vấn đề da liễu thường gặp, nhưng việc phòng ngừa bệnh và điều trị như thế nào vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vậy tổ đỉa có lan không? Bài viết sau sẽ đưa đến cho bạn đọc những thông tin cụ thể để giải đáp thắc mắc trên và cách điều trị hiệu quả bệnh tổ đỉa.
Chàm tổ đỉa không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh nhưng lại khiến người mắc trở nên tự ti do tổn thương da làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hơn nữa, nhiều người lại cho rằng bệnh sẽ lây lan nên có thái độ xa lánh, càng làm người bệnh trở nên mất tự tin hơn. Câu hỏi được đặt ra là, liệu tổ đỉa có lan không? Làm thế nào để điều trị tổ đỉa hiệu quả và dứt điểm?
Bệnh tổ đỉa hay chàm tổ đỉa có tên khoa học là dysidrose, thuộc nhóm bệnh viêm da cơ địa. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các sự hình thành các mụn nước nhỏ li ti ở lòng bàn chân, bàn tay, khe kẽ các ngón. Mụn nước thường chứa dịch trong, khó vỡ, chỉ vỡ do các tác động mạnh hay do người bệnh gãi, chích mụn.
Tùy mức độ diễn biến bệnh khác nhau mà tổn thương mụn nước cũng tiến triển khác nhau. Ở giai đoạn đầu, mụn nước sẽ mọc số lượng ít, kích thước nhỏ chỉ 2 - 3mm, sau đó sẽ phát triển từ từ thanh những nốt mụn to hơn, số lượng nhiều hơn, vị trí mọc cũng lan rộng hơn ngoài lòng bàn tay bàn chân.
Tổ đỉa xuất hiện ở cả hai giới nam và nữ, có thể bắt gặp bất cứ độ tuổi nào nhưng hay gặp nhất là khoảng 20 - 40 tuổi. Bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thường bùng phát mạnh vào mùa hè khi khí hậu nóng ẩm.
Bệnh thường bùng phát, diễn biến theo từng đợt, mỗi đợt đều có tính chất triệu chứng giống nhau, gọi là tinh chu kỳ. Trước khi nổi mụn nước, người bệnh thường có cảm giác ngứa và đau rát lòng bàn tay bàn chân, kèm theo là tình trạng tăng tiết mồ hôi nhiều.
Tổ đỉa không lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc thông thường, nhưng tổ đỉa có thể lan rộng từ vùng da này sang vùng da lành khác trên cùng một cơ thể. Chàm tổ đỉa là vấn đề da liễu thuộc về cơ địa, tức là phụ thuộc vào đặc điểm của từng cá nhân bao gồm tình trạng sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, trạng thái dinh dưỡng… Những yếu tố này ảnh hưởng đến tính mẫn cảm của cá nhân đó đối với bệnh tật.
Phần lớn bệnh ngoài da đều có tính lây lan, nhưng trong trường hợp bệnh tổ đỉa thì không. Các bác sĩ da liễu đã khẳng định chắc chắn bệnh tổ đỉa sẽ không lây qua con đường tiếp xúc thông thường, kể cả khi mụn nước bị vỡ ra và tiếp xúc với làn da của người khác. Một bộ phận lớn trong cộng đồng đều tỏ ra lo ngại, xa lánh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Chính tư tưởng này đã làm cho người mắc thêm tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý, vô tình làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Tổ đỉa thường chỉ xảy ra khu trú ở một lòng bàn tay, bàn chân hay kẽ các ngón. Nhưng bệnh sẽ lan rộng ra trên vùng da khác trên có thể người bệnh khi họ có thói quen cào, gãi mạnh, chích, nặn mụn nước.
Tổn thương tổ đỉa càng lan rộng thì nguy cơ các biến chứng nhiễm trùng sẽ càng tăng cao. Do vậy, người bệnh cần phải phối hợp giữa phác đồ điều trị và thói quen sinh hoạt hàng ngày để giảm tối đa sự lây lan của tổ đỉa.
Thói quen rất hay gặp của các bệnh nhân là chọc vỡ mụn nước. Thói quen này không chỉ gây đau mà các mụn nước khi bị vỡ sẽ làm các dịch nhầy, dịch viêm bên trong chảy ra, dễ làm lan tổ đỉa sang các tổ chức da lanh ở xung quanh.
Bên cạnh đó, người bệnh thường tự làm vỡ mụn bằng tay không, hoặc các dụng cụ không vô khuẩn, đã đưa các nguồn bệnh từ ngoài như vi khuẩn, virus, nấm vào sâu hơn trong tổ chức da. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, làm quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Đối với những người suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng còn có thể lan vào máu, gây nên nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Ngứa là một triệu chứng vô cùng khó chịu của tổ đỉa, người bệnh thường mô tả là những cơn ngứa như điên, làm họ phải gãi, cọ xát vào tổn thương để bớt ngứa ngay lập tức. Cơn ngứa thường bùng phát khi tay chân phải tiếp xúc với hóa chất, đất cát bẩn… Đây cũng là một thói quen làm cho tổn thương da nặng hơn, mụn nước dễ bị vỡ hơn, càng làm tăng tỉ lệ tái phát và lan rộng.
Tổ đỉa là bệnh lý dai dẳng, dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Nhiều người bệnh chỉ điều trị được vài ngày thấy đã đỡ thì dừng hẳn, hoặc có nhiều người chưa thấy đỡ lại tự ý ngưng điều trị hoặc thay đổi liều thuốc. Điều này không giúp bệnh thuyên giảm đi mà còn xu hướng lây lan phát triển rộng hơn. Thói quen không tốt này còn tăng nguy cơ kháng thuốc, làm việc điều trị sau đó sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, khi mắc chàm tổ đỉa, bệnh nhân nên kiên nhẫn và tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ.
Tóm lại vấn đề tổ đỉa có lan không đã được giải thích cụ thể bên trên. Hy vọng với những thông tin này, người bệnh đã có thêm hiểu biết và nhìn nhận đúng hơn về bệnh tổ đỉa. Khi nhận thấy có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tổ đỉa, các bạn cần đến chuyên khoa da liễu thăm khám sớm, để được hướng dẫn điều trị hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.