Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chữa tổ đỉa cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Ngày 23/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phụ nữ khi mang thai cần phải cẩn thận trong việc điều trị bằng thuốc. Vậy khi bà bầu bị tổ đỉa, liệu có cách chữa nào an toàn, hiệu quả hay không? Hãy tham khảo cách chữa tổ đỉa cho bà bầu qua bài viết dưới đây.

Nếu mắc bệnh tổ đỉa trong quá trình mang thai, ngoài cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bà bầu thường rất lo ngại việc dùng thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy có cách chữa tổ đỉa cho bà bầu nào an toàn, hiệu quả hay không? Hãy cùng tìm hiểu giải pháp tối ưu nhất trong bài viết dưới đây. 

Hiểu đúng về bệnh tổ đỉa ở bà bầu 

Tổ đỉa ở bà bầu là một bệnh viêm da mãn tính với triệu chứng ngứa ngáy và nổi mụn nước ở các kẽ ngón tay, chân và lòng bàn tay, chân, xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi, song khiến người mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tổ đỉa ở bà bầu thường do các yếu tố sau:

  • Thay đổi nội tiết tố: Thời kỳ mang thai, nồng độ hormon có sự thay đổi, do đó khiến cho nội tiết tố kém ổn định và rối loạn một số chức năng như khả năng miễn dịch và hoạt động của các tuyến tiết dưới da. Từ đó khiến vùng da ở bàn chân, bàn tay trở nên ẩm ướt, các vi khuẩn có hại hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến bệnh tổ đỉa bùng phát. 
  • Tâm lý căng thẳng: Thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị căng thẳng, lo lắng, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến các bệnh da liễu có nguy cơ bùng phát, trong đó có bệnh tổ đỉa. 
  • Các nguyên nhân khác: Các nguyên nhân như thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường, dị ứng chất vải, hóa chất, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ... cũng khiến bệnh tổ đỉa xuất hiện trên da. 
cách chữa tổ đỉa cho bà bầu 1 Bệnh tổ đỉa xuất hiện trên da khiến bà bầu khó chịu, ngứa ngáy

3 cách chữa tổ đỉa cho bà bầu hiệu quả

3 cách chữa tổ đỉa cho bà bầu được áp dụng nhiều nhất hiện nay là sử dụng thuốc tây để uống, Đông y hoặc dùng kem bôi. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh, bà bầu cần lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp và an toàn. 

Uống thuốc tây chữa bệnh tổ đỉa

Dùng thuốc tây để trị bệnh tổ đỉa là giải pháp đạt hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì việc uống thuốc tây cần đặc biệt thận trọng, bởi sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Thông thường, mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc chống nấm khi có dấu hiệu nhiễm trùng. Trong trường hợp nhẹ hơn, việc uống thuốc tây là điều cần hạn chế tối đa. Do đó, với giải pháp này, mẹ cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà, tránh những hệ lụy không đáng có. 

cách chữa tổ đỉa cho bà bầu 2 Bà bầu không nên tự ý uống thuốc tây chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Cách chữa tổ đỉa cho bà bầu bằng Đông y

Sử dụng các bài thuốc dân gian là cách chữa tổ đỉa cho bà bầu an toàn mà nhiều người thường áp dụng. Bạn có thể thực hiện một trong các mẹo nhỏ sau đây:

Dùng lá trầu không

Theo Đông y, trầu không có tính ấm, vị cay, thơm, có công dụng giảm ngứa ngáy hiệu quả. Do đó có thể sử dụng lá trầu không làm nguyên liệu chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả.

Bạn lấy 3 lá trầu không rửa sạch, sau đó giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 30 phút hoặc pha loãng rồi ngâm chân với nước trầu không, sau đó rửa sạch lại với nước. Kiên trì thực hiện cách này 2 - 3 lần/tuần, mẹ bầu sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. 

Cách chữa tổ đỉa cho bà bầu bằng lá lốt

Lá lốt được xem là một dược liệu trị bệnh tổ đỉa rất hiệu quả, đặc biệt đối với phụ nữ có thai, nhờ khả năng kháng viêm, giảm ngứa rất tốt.

Bạn chuẩn bị khoảng 30 gam lá lốt và 2,5 gam muối hạt. Sau khi rửa sạch lá, bạn đem giã nát với muối, sau đó vắt lấy nước cốt. Bạn dùng nước vừa sơ chế pha với 300ml nước lọc và đun sôi trong vòng 5 phút. Chia phần nước trên làm 2 lần và uống mỗi ngày sẽ giúp bệnh tổ đỉa sớm được loại bỏ. 

Dùng tỏi trị bệnh tổ đỉa

Tỏi có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và sát trùng vùng da hiệu quả. Bạn chuẩn bị khoảng 3 - 4 củ tỏi bỏ vỏ, đập dập rồi ngâm cùng 300ml rượu trắng. Sau khoảng 7 - 10 ngày, bạn lấy rượu tỏi chấm lên vùng da bị bệnh tổ đỉa và chờ trong khoảng 10 phút. Bạn thực hiện mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

Chữa bệnh tổ đỉa cho bà bầu bằng Đông y tuy an toàn nhưng hiệu quả sẽ chậm hơn và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rửa sạch kỹ nguyên liệu và thử một ít lên vùng da khác trên cơ thể trước khi sử dụng, tránh các hiện tượng kích ứng không đáng có. 

cách chữa tổ đỉa cho bà bầu 3 Ngâm chân với nước lá là cách chữa tổ đỉa cho bà bầu an toàn

Chữa tổ đỉa cho bà bầu bằng kem bôi

Sử dụng kem bôi là cách mà nhiều bà bầu đang áp dụng hiện nay nhờ khắc phục được những hạn chế của việc uống thuốc tây hay các giải pháp Đông y. Tuy nhiên, không phải kem bôi đặc trị bệnh tổ đỉa nào cũng an toàn và phù hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia da liễu, khi bị bệnh tổ đỉa, bà bầu nên sử dụng kem bôi Sodermix - một sản phẩm của Pháp có tác dụng chữa trị hiệu quả và rất an toàn, lành tính. 

Đây là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có khả năng chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả mà không chứa thành phần corticoid, steroid hoặc kháng sinh. Vì thế kem bôi Sodermix rất phù hợp để sử dụng cho bà bầu.

Sản phẩm chiết xuất từ trái cà chua xanh Châu Âu giúp ức chế tăng sinh, tích tụ collagen gây sẹo, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ cho người mắc chứng viêm da cơ địa nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng. Không những vậy, các thành phần có trong sản phẩm này còn giúp ngăn ngừa sẹo hiệu quả, trả lại làn da mịn màng vốn có. 

cách chữa tổ đỉa cho bà bầu 4 Kem bôi Sodermix là sản phẩm chữa tổ đỉa cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Như vậy, với các thông tin trên đây, có thể thấy dùng kem bôi là cách chữa tổ đỉa cho bà bầu tối ưu nhất hiện nay. Bạn nên lưu ý lựa chọn đúng địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Sản phẩm hiện có bán tại Nhà thuốc Long Châu, bạn có thể đến các cơ sở của Long Châu để tìm mua kem bôi Sodermix hoặc mua hàng trên website bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Tổ đỉa