Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bệnh tổ đỉa ở mông là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 19/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh tổ đỉa là bệnh da liễu điển hình với các mụn nước gây ngứa ngáy. Bệnh thường xuất hiện ở chân, tay nhưng đôi khi vẫn xuất hiện ở các vị trí khác như mông. Đây là bệnh về da liễu tương đối thường gặp trong cộng đồng. Tuy không gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh tổ đỉa ở mông khiến nhiều người trở nên kém tự tin hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan đến bệnh chàm tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa dưới da với những đặc điểm như gây ngứa ngáy khó chịu, dễ lây lan đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Đặc biệt, căn bệnh da liễu này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau từ tay, chân đến mông. Nếu bị bệnh tổ đỉa ở mông, ngoài cảm giác ngứa ngáy người bệnh còn phải chịu cảm giác đau đớn. Lý do là khi ngồi, các mụn nước bị chèn ép dễ vỡ và khiến dịch chảy ra, dễ lây lan bệnh sang vùng da rộng hơn.

Tổ đỉa là bệnh gì?

Bệnh tổ đỉa là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến, thường gặp ở nhiều người và ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này còn có tên gọi khác như chàm da, eczema, nấm á sừng, đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ nổi trên bề mặt da mông. 

Tổ đỉa có nhiều dạng khác nhau từ tổ đỉa dạng mụn nước đến tổ đỉa thể mụn khô. Nhưng điển hình nhất là tổ đỉa mụn nước với những mụn nước từ nhỏ đến lớn như bọng nước. Những bọng nước này có thể vỡ ra khi bị tác động lực và khiến bệnh lây lan.

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo thống kê, có đến 50% ca bệnh gây ra do di truyền. Da bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với đất hoặc nguồn nước bẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Một số bệnh nhân bị viêm gan, viêm thận,... hay mắc chứng rối loạn thần kinh giao cảm cũng có thể mắc bệnh tổ đỉa.

benh-to-dia-o-mong-1.jpg
Bệnh tổ đỉa có thể gặp ở bất cứ ai

Ngoài ra còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này như thường xuyên tiếp xúc với môi trường nóng ẩm; dị ứng với kim loại cobalt, niken; dị ứng với hóa chất trong mỹ phẩm.

Bệnh tổ đỉa gây ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt bệnh tổ đỉa ở mông còn gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt. Dù chỉ là bệnh da liễu nhưng nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ lây lan sang vùng da rộng hoặc lây sang người khác. Đặc biệt, nếu để bệnh nặng, việc điều trị sẽ càng thêm phức tạp. Những người bị tổ đỉa nặng và lâu năm không những khó điều trị mà khi chữa khỏi còn bị sẹo nhìn rất mất thẩm mỹ.

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở mông

Bị bệnh tổ đỉa ở mông sẽ khó chịu và khó trị hơn nhiều so với các vị trí khác trên cơ thể bởi các lý do:

  • Ở vị trí này da ít thông thoáng, thường xuyên bị ẩm nóng nên tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Khi ngồi dễ tác động lực mạnh làm vỡ mụn nước. Khi chất dịch trong mụn nước chảy ra sẽ làm bệnh tổ đỉa lây lan, dễ tái đi tái lại.
  • Mỗi khi ngồi, ngoài cảm giác ngứa bất tiện người bệnh còn có cảm giác đau đớn.

Để chữa bệnh tổ đỉa ở vị trí nhạy cảm này, bạn có thể áp dụng những cách như:

Dùng thuốc bôi chữa bệnh tổ đỉa

Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc trị bệnh tổ đỉa khác nhau như:

  • Dùng cồn BSI 1 - 3% để bôi trong trường hợp bị bệnh tổ đỉa đi kèm mụn nước thông thường.
  • Nếu bệnh gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và xác định nguyên nhân do nấm có thể dùng thêm thuốc chống nấm Nizoral.
  • Bệnh tổ đỉa ở mông có nguyên nhân do dị ứng cần dùng các loại thuốc bôi chứa corticoid mới có thể giúp da phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc chứa thành phần này sẽ đi kèm tác dụng phụ là làm mỏng da, teo da,...
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị tổ đỉa do nhiễm khuẩn (biểu hiện là bọng nước to chứa mủ), bác sĩ cần chọc lấy mủ. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi Eosin, Milian để da nhanh chóng phục hồi.
benh-to-dia-o-mong-2.jpg
Cồn BSI 1 - 3% có thể chữa tổ đỉa

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng được dùng để chữa bệnh tổ đỉa ở mông khi biện pháp dùng thuốc không đáp ứng. Đây là phương pháp trị bệnh công nghệ cao, giúp diệt trừ nấm và vi khuẩn gây bệnh bằng tia laser. Phương pháp ánh sáng cũng kích thích phục hồi da nhanh hơn.

Dùng thuốc điều trị toàn thân

Biện pháp này cần được áp dụng khi bệnh nhân bị bệnh nặng và dùng thuốc bôi ngoài da không có kết quả. Dùng thuốc điều trị toàn thân giúp ngăn ngừa bệnh tổ đỉa lây lan rộng và để lại hậu quả nặng nề. Với phương pháp điều trị toàn thân, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Các loại thuốc phù hợp là thuốc chống nấm, thuốc chống dị ứng hay thuốc chống nhiễm khuẩn toàn thân. Việc lựa chọn loại thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát bệnh. Một số bệnh nhân bị bệnh tổ đỉa nặng sẽ được chỉ định tiêm botulinum toxin để dễ dàng khống chế bệnh.

Trị bệnh tổ đỉa bằng kinh nghiệm dân gian

Ngoài những cách điều trị theo Tây y trên đây, một số người lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở mông theo kinh nghiệm dân gian. Trước khi áp dụng bạn cần lưu ý: Những cách này hoàn toàn là kinh nghiệm được truyền miệng, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh và công nhận hiệu quả. 

benh-to-dia-o-mong-3.jpg
Các biện pháp chữa tổ đỉa theo dân gian chỉ hiệu quả khi bệnh nhẹ

Hiệu quả của mẹo chữa bệnh tổ đỉa dân gian phụ thuộc vào từng cơ địa. Những cách này thường chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Nếu muốn thử cách này trước khi dùng thuốc, bạn có thể tham khảo các bài thuốc:

  • Dùng tỏi chữa tổ đỉa: Bạn có thể dùng nước ép tỏi tươi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh hoặc chữa tổ đỉa bằng rượu tỏi. Để làm rượu tỏi, bạn dùng tỏi khô bóc vỏ, đập dập ngâm với rượu trắng. Sau khi ngâm từ 7 - 10 ngày là bạn có thể dùng được.
  • Dân gian còn lưu truyền cách dùng lá trầu không vò nát rồi chà xát lên vùng da bị tổ đỉa để chữa bệnh. Ngoài ra, cũng có cách dùng nước nấu lá trầu để ngâm rửa vùng da bị bệnh hàng ngày.
  • Bạn cũng có thể dùng lá lốt rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống hàng ngày. Đây cũng là mẹo chữa tổ đỉa được lưu truyền trong dân gian lâu đời.
  • Muối có tính kháng khuẩn tự nhiên nên có thể tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa. Để chữa bệnh, bạn dùng muối hạt rang nóng. Sau đó, bạn đổ muối vào khăn và chườm lên vùng da bị bệnh.
  • Cây ráy loài cây có nhiều công dụng chữa bệnh và nó cũng có thể chữa bệnh tổ đỉa. Theo bài thuốc dân gian lưu truyền, bạn dùng củ ráy đã làm sạch, ngâm muối rồi giã nát. Sau đó bạn nấu thành nước thuốc để rửa vùng da bị tổ đỉa.

Tuy bệnh tổ đỉa ở mông không gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây tình trạng đau rát, ngứa ngáy ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo đó, người bệnh có thể gặp khó khăn khi ngồi làm việc và tổn thương có thể lan rộng sang những vùng da xung quanh, ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện tổ đỉa, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm