Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để biết chính xác một người có mắc bệnh ung thư phổi hay không thì cần tiến hành xét nghiệm ung thư phổi. Vậy có nhưng phương pháp xét nghiệm ung thư phổi nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán ung thư phổi sẽ là nền tảng để các bác sĩ đưa ra kết luận bạn có bị ung thư phổi hay không. Từ đó, lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Và để có kết quả chính xác nhất, không còn cách nào khác ngoài việc lấy mẫu bệnh phẩm tại vị trí nghi ngờ có tế bào ung thư mang đi giải phẫu.
Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm ung thư phổi dựa vào việc lấy trực tiếp tế bào phổi mang đi kiểm tra.
Đúng như tên gọi, phương pháp này được hiểu là việc lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh nghi ngờ mắc ung thư phổi dưới sự hỗ trợ của máy chụp cắt lớp vi tính.
Để thực hiện được phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng kim sinh thiết (hay còn gọi là kim lấy mẫu) đưa vào vị trí nghi ngờ có tế bào ung thư để lấy ra một mẫu bệnh phẩm. Toàn bộ quá trình này được hỗ trợ chiếu lên bằng máy chụp cắt lớp vi tính.
Sau khi có mẫu bệnh phẩm, các bác sĩ sẽ tiến hành giải phẫu, phân tích cuối cùng đưa lên kính hiển vi để kết luận chính xác đó có phải là tế bào ung thư phổi hay không.
Xét nghiệm ung thư phổi bằng nội soi khí phế quản chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi dài và mềm đưa qua mũi họng, đưa xuống phế quản với mục đích lấy mẫu bệnh phẩm ở phế quản hoặc xuyên qua phế quản vào vị trí khu trú của các u.
Mẫu bệnh phẩm này sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giải phẫu chẩn đoán và đưa ra kết luận cho người bệnh.
Với phương pháp xét nghiệm ung thư phổi này, bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng đưa qua khe liên sườn và tiếp cận màng phổi. Sau đó, chọc hút 1 ít dịch màng phổi. Lúc này mẫu bệnh phẩm sẽ có giá trị tương đương với việc lấy mẫu mô của khối u. Cuối cùng, áp dụng kỹ thuật nhuộm hóa mô để xác định có tế bào ung thư trong phổi hay không.
Đây là phương pháp thường áp dụng với những trường hợp ung thư phổi đã di căn. Các vị trí lấy mẫu thường gặp đó là: Hạch cổ, nách.
Phương pháp này không mấy phổ biến và chỉ được áp dụng khi các hướng chẩn đoán ung thư phổi khác không mang lại hiệu quả.
Sau khi thực hiện phẫu thuật để xác định có phải tế bào ung thư không và tế bào này đã phát triển đến mức độ nào từ đó giúp ích cho việc lên phác đồ điều trị theo hóa trị, xạ trị hay phương pháp nào khác.
Đây là kỹ thuật đưa kim chuyên dùng xâm nhập vào màng phổi để lấy mẫu bệnh phẩm. Phương pháp này thường được các bác sĩ áp dụng cho các trường hợp đã di căn màng phổi và không thể áp dụng các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi kể trên.
Trong một số trường hợp, người bệnh ung thư phổi giai đoạn nặng đã di căn sang nhiều bộ phận khác thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm tương ứng với vị trí di căn. Cụ thể:
Mặc dù, ung thư phổi luôn được ví như căn bệnh “tử thần” nhưng trên thực tế, với sự phát triển của y học ngày nay thì việc điều trị hoàn toàn có kết quả khả quan nếu được điều trị sớm. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng song song việc điều trị bệnh và bỏ thuốc, nên có tâm lý lạc quan, thái độ tích cực trong suốt quá trình điều trị, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và khoa học thì tình trạng bệnh sẽ được thuyên giảm.
Độ tuổi mắc ung thư phổi ngày càng trẻ hóa do gia tăng số lượng người hút thuốc ở độ tuổi thanh thiếu niên, chính vì vậy việc giáo dục, quan tâm từ gia đình là vô cùng cần thiết.
Tốt hơn hết, mỗi người trong chúng ta nên phòng ngừa và tuyên truyền về những tác hại nguy hiểm của ung thư phổi, bỏ thói quen hút thuốc, không tiếp xúc với các hóa chất độc hại,… thăm khám định kỳ và tiến hành tầm soát ung thư sớm với những người có nguy cơ cao.
Mong rằng bài viết về các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chẳng gì quan trọng bằng sức khỏe, do đó bạn hãy bảo vệ sức khỏe của mình ngay ngay từ hôm nay. Nếu bạn bỏ hút thuốc vô cùng khó khăn, hãy nghĩ xem những người thân yêu của mình sẽ như thế nào khi bạn mắc bệnh? Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Lại Thảo
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.