Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp dụng những cách trị cảm cúm nhanh nhất từ dược liệu thiên nhiên giúp người bệnh tránh được các phản ứng phụ có thể xảy ra như khi dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài việc nghỉ ngơi và ăn uống một cách hợp lý thì người bệnh nên dùng những bài thuốc trị cảm cúm sau đây để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra.
Cúc tần mang vị đắng, cay, thơm, tính ấm có công dụng hạ nhiệt, giảm đau nên thường được dùng để chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi và cơ thể đau nhức. Đơn giản bạn chỉ cần hái lá và cành non rồi rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống hoặc xông cho ra mồ hôi.
Trường hợp người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể dùng bài thuốc như sau: lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả, 10g lá chanh đem nấu với nước, dùng uống khi còn nóng. Tiếp theo, cho thêm nước vào phần bã rồi đun sôi thêm lần nữa, dùng để xông cho ra mồ hôi nhằm giảm sốt và giải cảm.
Cách điều trị cảm cúm không ra mồ hôi và kèm theo các triệu chứng như ho, tức ngực, nôn từ tía tô như sau: Rửa sạch 20g lá tía tô tươi rồi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng và uống. Hoặc bạn cắt nhỏ 10 lá tía tô, giã nhỏ 5g hành củ cùng 3 lát gừng tươi, sau đó trộn với cháo nóng, ăn xong nằm nghỉ cho ra mồ hôi để giải cảm.
Trong trường hợp cảm do mắc mưa, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn, có thể thái nhỏ 15g lá tía tô; 10 g các mỗi loại bao gồm: vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây rồi sắc lấy nước uống.
Người bị bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy mỗi loại một nắm lá tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả rồi đun sôi với nước và dùng để xông.
Ngoài ra, ăn lá tía tô với các loại rau sống cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, cần chú ý không được ăn cá chép chung với tía tô, vì sẽ dễ sinh độc thành mụn nhọt.
Vỏ bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất hiệu quả. Bạn có thể nấu nước xông giải cảm bằng lá bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá khác như lá chanh, lá sả, hương nhu.
Nếu bệnh nhân ho có đờm, lấy vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, đem ngâm trong đường một tuần. Lấy nước ngâm nuốt dần, dùng liên tiếp trong vòng 5 ngày có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Theo Đông y, tỏi mang vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho, đặc biệt nó có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, sốt nhẹ rất hiệu quả.
Y học hiện đại nói rằng hoạt chất chính trong tỏi là Allicin có tác dụng kích thích hô hấp, làm thông thoáng đường thở, tăng cường trao đổi khí ở phổi. Ngoài ra, tỏi có khả năng diệt virus mà không bị kháng. Chính vì vậy, nó luôn là vị thuốc chữa bệnh cảm cúm được nhiều người tin dùng.
Để điều trị cảm cúm bằng tỏi, bạn hãy giã nát tỏi và ngửi nhiều lần (xông mũi, họng) hoặc giã tỏi rồi dùng uống với nước. Hoặc người bệnh có thể thái lát tỏi, ngâm dấm trong vòng 30 ngày và ngậm từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.