Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Tổng hợp những thông tin cần biết về giải phẫu ổ bụng

Ngày 24/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Giải phẫu ổ bụng là từ khóa mà những bệnh nhân chuẩn bị tiến hành phẫu thuật tìm kiếm. Những thắc mắc xoay quanh vấn đề giải phẫu ổ bụng sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Giải phẫu ổ bụng là gì? Khi nào cần giải phẫu ổ bụng và sau khi giải ổ bụng cần lưu ý những gì, là những thắc mắc của những người sắp phải tiến hành giải phẫu ổ bụng. Cùng tìm hiểu nhé!

Giải phẫu ổ bụng là gì?

Vùng bụng chứa tất cả các cơ quan tiêu hóa của con người. Bao gồm những phần như: Tuyến tụy, gan, mật, thận, lá lách, dạ dày, ruột non và ruột già. Mặc dù được tổ chức lỏng lẻo nhưng các bộ phần này được gắn kết với nhau qua các mô.

Giải phẫu ổ bụng là quá trình nghiên cứu các bộ phận, các mô được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật sau khi tiến hành chẩn đoán bệnh và được chỉ định loại bỏ để điều trị. Việc tiến hành giải phẫu ổ bụng được tiến hành bằng việc dùng mắt thường, sử dụng kính hiển vi hoặc công nghệ hiện đại để nhằm xác định được quá trình phát triển của bệnh lý, từ đó giúp việc chuẩn đoạn bệnh được rõ hơn.

Chức năng của các bộ phận trong ổ bụng

Tổng hợp những thông tin cần biết về giải phẫu ổ bụng 2 Các bộ phận trong ổ bụng và chức năng.

Vùng bụng chứa tất cả các cơ quan tiêu hóa của con người. Bao gồm những phần như: Tuyến tụy, gan, mật, thận, lá lách, dạ dày, ruột non, ruột già… Cụ thể, chức năng của từng phần trong ổ bụng:

  • Tuyến tụy: Đây là cơ quan nằm sát thành ổ bụng và ở phía sau dạ dày. Đảm nhận chức năng ngoại tiết và nội tiết của cơ thể.
  • Gan: Đây là cơ quan nội tạng lớn nhất. Với chức năng chính là thải độc, sản sỉnh các hoạt động hỗ trợ tiêu hóa và tổng hợp protein.
  • Thận: Là cơ quan nhất của hệ bài tiết và thực hiện các nhiệm vụ như: Tái hấp thu các chất, điều tiết lượng nước tiểu, Duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể, Chức năng nội tiết, điều hòa huyết áp, Chức năng lọc máu và chất thải.
  • Túi mật: Đây là nơi dự trư dịch mật do gan do gan bài tiết và tổng hợp. Túi mật giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối dẫn mật vào tá tràng xuống ruột non. Ngoài ra, túi mật còn giúp phân hủy chất béo do quá trình tiêu hóa do quá trình co bóp đầy dịch mật vào ống mật chủ.
  • Lá lách: Với chức năng chính là lọc máu. Lá lách giúp phát hiện tế bào máu hồng cầu cũ và bị hư hỏng khi máu được đưa vào lá lách.
  • Dạ dày: Đây là nơi chứa thức ăn, đồng thời là nơi nghiền nát và nhào trộn thức ăn. Với chức năng chính là hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Ruột non: Với cấu trúc bề mặt đặc biệt và diện tích hấp thu lớn. Ruột non không chỉ hấp thụ thức ăn của cơ thể mà còn là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa.
  • Ruột già: Là một trong những bộ phận thực hiện nhiều nhiệm vụ nhất trong hệ tiêu hóa của con người bao gồm: Tiêu hóa thức ăn, hấp thụ nước, vitamin, chất điện giải và tạo phân, bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể.

Những bệnh lý thường gặp ở vùng bụng

Tổng hợp những thông tin cần biết về giải phẫu ổ bụng 2 Bạn có thể phải giải phẫu ổ bụng khi bị đau bụng cấp tính.

Do là vùng chứa đựng tất cả các cơ quan tiêu hóa chính vì vậy các bệnh lý liên quan đến ổ bụng thường rất dễ gặp bao gồm:

  • Viêm ruột thừa: Do ruột thừa nằm ở dưới bên phải của đại tràng. Chính vì vậy, khi ruột thừa bị viêm sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ.
  • Viêm túi mật: Đây là tình trạng túi mật bị viêm, gây ra đau bụng dữ dội. Nguyên nhân gây ra vấn đề này là do sỏi ở túi mật chặn ống dẫn ra khỏi túi mật
  • Khó tiêu: Đây là cảm giác bụng bị tức, khó tiêu gây là rối loạn tiêu hóa.
  • Viêm dạ dày: Tình trạng dạ dày bị viêm dễ gây buồn nôn. Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày có thể là do nhiễm H. pylori, rượu bia…
  • Đau bụng cấp tính: Đây là tình trạng mà có thể do bệnh nhân bị viêm phúc mạc hoặc ở trong một trạng thái khẩn cấp khác. Nếu nặng có thể được chỉ định phẫu thuật.
  • Viêm phúc mạc: Tình trạng viêm bao phủ khắp các cấu trúc của ổ bụng khiến vùng ổ bụng cứng và đau. Nguyên nhân do nhiễm trùng hoặc cơ quan nào đó ở vùng bị vỡ.
  • Xơ gan: Tình trạng sẹo ở gan do viêm mãn tính. Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm gan mãn tính hoặc do sử dụng nhiều rượu.
  • Viêm gan: Là tình trạng gan bị viêm do nhiễm virus. Khi hệ thống miễn dịch của gan suy giảm thì chức năng gan sẽ kém đi dẫn đến viêm gan.
  • Tắc ruột: Ruột non và ruột già bị tắc nghẽn và có thể ngừng hoạt động. Chướng bụng và buồn nôn liên tục là triệu chứng của chứng này.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là do sự ăn mòn của axit. Nguyên nhân thường do virus H.pylori gây ra. Các vết léo sẽ xuất hiện ở dạ dày hoặc tá tràng.
  • Viêm tụy: Nguyên nhân của tình trạng này là do rượu bia hay do sỏi mật. Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể coi là nguyên nhân gây viêm tụy.
  • Cổ trướng: Đây là tình trạng dịch trong ổ bụng bị tích tụ do xơ gan. Bằng mắt thường có thể nhận thấy tình trạng này do phần bụng có thể bị nhô ra.
  • Chướng bụng: Đây là tình trạng sưng bụng, do lượng khí trong bụng nhiều.
  • Rối loạn dạ dày: Tình trạng này do dạ dày rỗng bị tổn thương dây thần kinh do bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh khác.
  • Thoát vị ổ bụng: Là tình trạng ổ bụng bị suy yếu do một đoạn ruột nhô ra.

Trên đây là một số bệnh lý mà bạn có thể phải chỉ định giải phẫu ổ bụng. Tốt hơn hết, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ khi vùng bụng có các dấu hiệu bất thường, tùy thuộc vào bệnh lý và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định khác nhau.

Tổng hợp những thông tin cần biết về giải phẫu ổ bụng 3 Chủ động thăm khám ngay khi vùng bụng có dấu hiệu bất thường.

Sau khi giải phẫu ổ bụng cần lưu ý

Việc giải phẫu ổ bụng góp phần rất lớn giúp bệnh nhân phòng tránh được những biến chứng, và giúp bệnh nhân có thể hồi phục tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý sau khi giải phẫu ổ bụng để vết thương nhanh lành hơn:

  • Trong vòng vài ngày sau khi phẫu thuật, người bệnh không nên nghỉ ngơi trên giường bệnh hoàn toàn mà có thể tập luyện nhẹ nhàng. Nếu cảm thấy cơ thể dần hồi phục, có thể đẩy cường độ tập luyện lên.
  • Đối với những vết thương lớn gây sưng đau cản trở người bệnh trong quá trình tập luyện. Người bệnh có thể gập gối, lăn cơ thể về phía một bên giường để làm giảm căng thẳng lên vết thương.
  • Hạn chế khom lưng, nếu cần hoạt động gì phải cúi người xuống hãy ngồi trên ghế để làm giảm áp lực lên vết thương.
  • Việc tập hồi phục chức năng sau khi phẫu thuật ổ bụng có thể gây ra đau đớn, nên có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình tập luyện. Nếu đau quá, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau ở lượng vừa đủ.
  • Nên kê gối ở dưới đầu gối nhằm làm giảm áp lực lên vết thương. Có thể nằm sấp nếu tư thế này làm người bệnh thoải mái dễ chịu.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về giải phẫu ổ bụng mà người bệnh nên lưu ý để chuẩn bị tốt về tinh thần và kiến thức trước khi tiến hành giải phẫu. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào, hạnh phúc trong cuộc sống.

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin