Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tổng quan về tái tạo cùi răng và các điểm cần lưu ý

Ngày 20/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Răng sâu là một vấn đề phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, men răng sẽ bị mục dần theo thời gian, cuối cùng dẫn đến việc chỉ còn lại chân răng với ít men răng còn sót lại và bạn sẽ cần phải tái tạo cùi răng.

Trước đây, khi chỉ còn lại chân răng, thường phải nhổ bỏ do không thể tái tạo thân răng. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ trong lĩnh vực nha khoa, việc nhổ bỏ chân răng đã được giảm bớt. Công nghệ tái tạo cùi răng và bọc răng sứ giúp phục hồi những chân răng còn tốt, giữ cho chúng vẫn có thể hoạt động bình thường. Trong quá trình tái tạo cùi răng, chúng ta sẽ sử dụng các vật liệu phù hợp để bổ sung những phần mô răng đã mất, nhằm tạo ra sự vững chắc cho cùi răng để có thể chịu đựng phục hình cố định ở phần trên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các khái niệm cơ bản và các điểm quan trọng cần lưu ý khi tiến hành tái tạo cùi răng.

Mức độ tái tạo cùi răng trên lâm sàng

Quá trình tái tạo cùi răng có thể thực hiện ở mức độ từ ít đến nhiều, bao gồm:

  • Tái tạo một phần thân răng: Trong trường hợp này, chỉ một phần của thân răng được tái tạo, thường là ở phần có chân răng đã được hàn tuỷ.
  • Tái tạo toàn bộ phần thân răng: Khi cần phải tái tạo toàn bộ phần thân răng, có thể sử dụng các phương pháp như hàn phục hồi với chốt ngà răng hoặc inlay - onlay.
  • Trong trường hợp thân răng mất một phần và đã được điều trị tủy, việc tái tạo thường tập trung vào việc tái tạo các chốt chân răng.
  • Nếu toàn bộ phần thân răng đã mất, quá trình tái tạo có thể thực hiện thông qua việc sử dụng cùi đúc hoặc kết hợp chốt răng với chụp răng.
Tổng quan về tái tạo cùi răng và các điểm cần lưu ý 2
Tùy vào từng mức độ hư tổn của răng mà sẽ lựa chọn từng quá trình tái tạo cùi răng khác nhau

Chỉ định và chống chỉ định tái tạo cùi răng

Chỉ định

Các chỉ định cho quá trình tái tạo cùi răng bao gồm:

  • Tái tạo có thể thực hiện trên cả răng sống và răng chết tủy.
  • Phục hồi mô răng để tạo sự thoát cho cùi răng sau khi mài.
  • Tái tạo mô răng để củng cố độ vững chắc của cùi răng.
  • Phục hồi mô răng để tăng chiều cao của cùi răng, từ đó tạo điều kiện cho việc đặt phục hình trên răng.
  • Tái tạo toàn bộ phần thân răng.
Tổng quan về tái tạo cùi răng và các điểm cần lưu ý 2
Tái tạo cùi răng có thể thực hiện ở cả răng còn sống hay răng chết tủy

Chống chỉ định

Các trường hợp không nên thực hiện tái tạo cùi răng bao gồm:

  • Chân răng còn lại có mô răng mủn, mềm hoặc có các dấu hiệu của nứt, gãy.
  • Chân răng nằm dưới đường rãnh lợi mà không thể thực hiện các biện pháp kéo dài chân răng như kéo lên bằng chỉnh nha hoặc trượt vạt về phía cuống.
  • Răng đã được chữa tủy không tốt, được xác định bằng các dấu hiệu như quá cuống hoặc cách chóp 1 - 2mm trên phim X-quang cùng với các vấn đề khác như nang chân răng hoặc u hạt không thể phẫu thuật.
  • Vùng quanh răng không tốt như có túi lợi sâu hơn 3mm.

Các vật liệu tái tạo cùi răng

Xi măng tái tạo cùi răng

  • Xi măng hồi phục có thể được gia cố bằng sự kết hợp với nhựa hoặc amalgam.
  • Xi măng hồi phục thuộc loại II bao gồm Dentin Cement, Miracle Mix (GC), Shofu Base (Shofu) và Chelon Silver (ESPE).
  • Xi măng gắn chốt răng thuộc loại VI bao gồm Fuji I và Fuji Plus.

Amalgam

  • Amalgam là một vật liệu tái tạo tương đối tốt về mặt lực, phổ biến và có giá thành rẻ.
  • Sự cứng chắc của amalgam phụ thuộc vào quá trình nhồi nén tốt.
  • Trong trường hợp mất nhiều mô răng và cần nhồi nén với khuôn giữ, thường sử dụng ống đồng và để trong khoảng 12 giờ sau khi hàn.
  • Về mặt cơ học, amalgam có độ cứng kém hơn so với kim loại đúc.
  • Amalgam có khả năng khít sát tốt với mô răng, nhưng có thể làm thay đổi màu sắc của phần mô răng tiếp cận, đặc biệt là ở đường viền lợi hoặc niêm mạc má.
  • Do ảnh hưởng của màu sắc, amalgam ít được sử dụng cho việc tái tạo răng phía trước.
  • Thường cần đợi ít nhất 72 giờ sau khi nhồi nén bằng amalgam trước khi làm bóng và lấy khuôn để làm phục hình răng giả.

Lưu ý: Amalgam khi tiếp xúc với răng được chụp kim loại có thể tạo ra dòng điện sinh học (Galvanic).

Tổng quan về tái tạo cùi răng và các điểm cần lưu ý 3
Amalgam là vật liệu thường được sử dụng phổ biến trong tái tạo cùi răng

Composite

Ưu điểm của composite là màu sắc thẩm mỹ và tiện lợi sau khi trùng hợp, có thể lấy khuôn làm phục hình ngay và có giá thành thấp. Hiện nay, có nhiều loại composite đã được cải tiến, tăng cường khả năng bám dính vào ngà tương.

Kim loại đúc

Các loại hợp kim và sứ đều có đặc tính và ứng dụng riêng:

  • Hợp kim vàng: Có đặc tính tương hợp sinh học, màu sáng và nhiệt độ nóng chảy thấp, ổn định trong môi trường miệng. Thường được sử dụng cho các vật đúc chính xác, mặc dù giá thành cao.
  • Hợp kim bán quý: Bao gồm bạc và palladium, có màu trắng và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thường bị giòn khi nung ở nhiệt độ cao.
  • Hợp kim nickel chrome: Có giá thành rẻ và đúc chính xác, nhưng độ cứng cao và khó mài mòn. Việc sửa chữa trên miệng có thể gặp khó khăn.
  • Hợp kim Titan: Được sử dụng rộng rãi hiện nay do đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tương hợp sinh học, độ bền và giá thành hợp lý.
  • Sứ: Thường được sử dụng cho mục đích thẩm mỹ nhưng giá thành cao, thường được áp dụng cho răng cửa.

Kỹ thuật tái tạo cùi răng

Đối với mất một phần thân răng

Răng tủy còn sống: Trường hợp nhỏ có thể sử dụng hàn phục hồi. Trường hợp lớn hơn có thể sử dụng cắm pin ngã, inlay onlay, đặc biệt có thể tạo chụp từng phần để phục hồi toàn bộ.

Răng chết tủy: Nếu các thành của răng đều cao hơn 1/2 thân răng thì sử dụng hàn phục hồi. Đối với răng mất nhiều thân răng, để đưa ra chỉ định, cần xác định số thành còn lại của răng:

  • Nếu còn đủ 4 thành thì sử dụng phương pháp hàn phục hồi.
  • Nếu chỉ còn 2 - 3 thành thì sử dụng phương pháp cắm chốt và phục hồi.
  • Nếu chỉ còn 1 thành thì thực hiện việc đúc một khối liền cả chốt và cùi giả.
Tổng quan về tái tạo cùi răng và các điểm cần lưu ý 4
Tùy từng mức độ mất răng mà nha sĩ sẽ thực hiện từng kỹ thuật tái tạo riêng

Yêu cầu khi đặt chốt:

  • Sửa soạn ống tủy: Theo phương pháp cổ điển, chiều dài chốt chiếm 2/3 chiều dài của ống tủy, đường kính chiếm 1/3 chiều cao của thân răng. Hoặc ngày nay, chiều dài chốt chiếm 1/2 chiều dài thân răng dưới xương, nếu thân răng còn trên 1/2 chiều cao thân răng thì chiều dài chốt chỉ cần chiếm 1/3 chiều dài của thân răng.
  • Chừa lại mô răng cao trên mặt chân răng 2mm, không có nứt ngang, chất gắn chốt trên rãnh lợi 1,5 - 2mm để đảm bảo không tan chất gắn và chống viêm.
  • Quy trình dán: Làm sạch ống mang chốt bằng dụng cụ siêu âm và bơm rửa kỹ, làm khô bằng còn giấy, sử dụng lentulo để đưa xi măng gắn vào trước, sau đó đưa chốt vào. Nếu gắn dính bằng nhựa, tiến hành etching trong 30 giây, xịt hơi và nước trong 30 giây, sau đó bôi primer lên bề mặt chốt và ống mang chốt.
  • Chống xoay: Đối với mặt toàn bộ thân răng, căn tăng cường bằng các pin ngà để chống xoay. Thường sử dụng bản pin, ít nhất hai pin, một ở phía gần và một ở phía xa.
  • Sử dụng Pilpin (vivadent). Vật liệu chốt thường là Titan hoặc hợp kim Titan.
  • Tạo những lỗ tròn trên mặt chân răng sâu 1.5mm, đường kính nhỏ bằng mũi khoan 330.
  • Tạo rãnh trên mặt chân răng giống ngà răng.

Đối với răng mất toàn bộ thân răng

  • Cùi đúc: Được đúc liền một khối với thân răng để tái tạo. Vật liệu được lựa chọn dựa trên yêu cầu về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, có thể là hợp kim, kim loại hoặc sứ.
  • Răng trụ: Bao gồm cả trụ và phần thân răng. Trong các răng hàm, theo quan niệm hiện đại, không cần sử dụng từ "chốt" mà chỉ cần tăng cường sự lưu giữ bằng các pin. Khi tái tạo thân răng, chỉ cần sử dụng cho chân xa ở hàm dưới và chân hàm ếch ở hàm trên.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp về tái tạo cùi tăng. Hãy giữ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách và khám định kỳ để có thể phát hiện cũng như lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời. Chúc bạn có luôn giữ sức khỏe răng miệng tốt nhất có thể!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm