Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Trà hoa cúc có tác dụng gì?

Ngày 24/08/2022
Kích thước chữ

Ngày nay, xu hướng sử dụng trà thảo mộc trong đời sống hàng ngày để nâng cao sức khỏe càng ngày phổ biến. Trong đó, trà hoa cúc là một trong số loại trà thảo mộc được yêu thích. Vậy trà hoa cúc có tác dụng như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Trà hoa cúc được biết đến là một loại thức uống thơm ngon, không những vậy nó còn mang lại những lợi ích đặc biệt cho cơ thể. Cụ thể, uống trà hoa cúc có tác dụng gì đối với sức khỏe của bạn? Những thông tin thú vị dưới đây sẽ khiến bạn càng "say mê" hơn với loại trà thảo mộc này đấy!

Đặc tính của hoa cúc làm trà

Hoa cúc thường được dùng làm trà có tên là Chrysanthemum morifolium Ramat, thuộc họ Asteraceae. Theo Đông Dược Học Thiết Yếu, loại cúc này có vị đắng, ngọt, tính bình hoặc hơi hàn; quy kinh Phế, Can, Tỳ. Đồng thời hoa cúc làm trà có tác dụng nhiều lên hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần trong hoa cúc làm trà gồm Flavones, Apigenin, Luteolin, Thymol, Tricosane,... Còn trong lĩnh vực nghiên cứu dược lý, hoa cúc này có tác dụng ức chế khuẩn lỵ trực trùng, tụ cầu vàng, vi khuẩn gây bệnh thương hàn hay một số loại nấm ngoài da, liên cầu trùng dung huyết beta,...

Hoa cúc thường được dùng làm trà có tên là Chrysanthemum morifolium Ramat, thuộc họ Asteraceae Hoa cúc Chrysanthemum morifolium Ramat, thuộc họ Asteraceae

Tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe

Vậy tác dụng của trà hoa cúc với sức khỏe là gì? Một số tác dụng thường được biết đến của loại trà thảo mộc này như sau:

Thanh nhiệt, giải độc

Do trà hoa cúc có tính hơi hàn nên giúp giảm nhiệt cơ thể hiệu quả khi bị cảm sốt, mắc phong nhiệt hay khi cơ thể có những cơn bốc hỏa, bốc nóng không rõ nguyên nhân.

Làm dịu da

Làm dịu chứng dị ứng mẩn đỏ, nổi phát ban, mụn nhọt, ghẻ ngứa: Loại trà này có tác dụng điều trị rất tốt, làm biến mất các vết ban đỏ, hết viêm ngứa.

Giúp an thần, trị mất ngủ hiệu quả

Trà hoa cúc có tính chất dịu nhẹ và hương thơm dễ chịu. Nhờ đó giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh, giảm lo lắng, cân bằng lại tinh thần. Thế nên trà hoa cúc sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Cải thiện cơn đau

Nhờ có tính chống co thắt cơ nên trà hoa cúc có khả năng làm dịu cơ. Từ đó cải thiện tốt các chứng đau như nhức đầu, đau bụng kinh và đau dạ dày,...

Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh tăng mỡ máu

Trong những nghiên cứu gần đây, hoạt chất chống oxy hóa trong hoa cúc Flavones có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm hình thành Cholesterol. Thế nên trà hoa cúc có tác dụng làm giảm nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, bệnh mỡ máu, rất hiệu quả trong điều trị cơn đau thắt ngực.

Hỗ trợ điều trị chứng bệnh về mắt

Đối với các bệnh về mắt như khô mắt, đau mỏi, viêm đỏ mắt, ngứa cộm mắt, cận thị,... trà hoa cúc cũng có tác dụng điều trị hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư

Trong thành phần hoa cúc có hoạt chất Apigenin. Đây là hoạt chất có khả năng giúp ngăn ngừa sự hình thành và hạn chế sự phát triển lan rộng của tế bào ung thư.

Hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa

Chất Flavones trong trà hoa cúc là một trong những chất chống oxy hóa. Thế nên loại trà này sẽ làm giảm và làm chậm sự hình thành các gốc tự do. Từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và nhất là sự lão hóa da.

Trà hoa cúc giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và nhất là sự lão hóa da Trà hoa cúc giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và nhất là sự lão hóa da

Uống trà hoa cúc như thế nào mới đúng?

Nên uống trà hoa cúc vào thời điểm nào?

Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc nói riêng và nhiều loại trà khác nói chung là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Trong một số trường hợp, các dược sĩ đông y khuyên mọi người nên thường xuyên sử dụng trà hoa cúc thay cho các loại nước uống giải khát khác. Ví dụ như:

  • Sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Cơ thể con người bình thường cần đến 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Nếu sử dụng trà hoa cúc sau khi ăn, đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn. Nhờ đó tránh được cảm giác ngán và đầy bụng.
  • Sau khi ăn mặn: Ăn thực phẩm mặn làm lượng muối trong cơ thể tăng cao. Lúc này, bạn nên uống trà để trung hòa cơ thể, đồng thời nhanh chóng bài tiết lượng muối dư thừa.
  • Sau khi vận động, cơ thể ra nhiều mồ hôi: Vận động một khoảng thời gian thường khiến mồ hôi ra nhiều. Điều này làm cơ thể bạn mất đi một lượng nước đáng kể và gây ra cảm giác choáng váng, mệt mỏi. Trà hoa cúc là một trong những loại thức uống tốt nhất để bù nước cho cơ thể. Bởi vì nó có tác dụng giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của các bắp thịt do việc vận động quá mức gây nên.

Pha trà hoa cúc làm sao để có tác dụng tốt nhất?

Nhiệt độ tốt nhất của nước pha trà hoa cúc là từ 80 - 85 độ C Nhiệt độ tốt nhất của nước pha trà hoa cúc là từ 80 - 85 độ C

Trà hoa cúc cũng như nhiều loại trà hoa thảo mộc khác được văn hóa người Việt Nam sử dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể pha đúng cách. Bởi vì là hoa nên trà hoa cúc có tính chất nhẹ, các hoạt chất bên trong trà cũng sẽ thích hợp ở nhiệt độ thấp hơn so với các loại trà xanh chát. Nhiệt độ tốt nhất của nước pha trà hoa cúc là từ 80 - 85 độ C.

Cách pha là cho trà hoa cúc vào bình hãm với nước nóng với nhiệt độ trên. Sau đó hãm trong khoảng 3 - 5 phút là có thể dùng được. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha trà hoa cúc cùng với 1 số vị giúp tăng mùi vị thêm thơm ngon như mật ong, kỷ tử, bạc hà,...

Lưu ý: Dù cho trà hoa cúc có nhiều công dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe, nhưng không vì thế mà lạm dụng. Các trường hợp sau cần chú ý tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người có bệnh lý mãn tính đang sử dụng thuốc chống đông, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tinh thần nặng,...

Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc tự nhiên mang lại rất nhiều tác dụng đặc biệt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên cần hiểu rõ và sử dụng trà một cách hợp lý với ý kiến của chuyên gia. Làm như thế thì tác dụng trà hoa cúc sẽ mang đến nhiều hơn.

Ngọc Hà

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin