Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Ai dễ bị tràn dịch khớp gối?
Ngày 26/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Tràn dịch khớp gối là bệnh lý xương khớp nhiều người gặp phải và gây đau nhức kéo dài, khó khăn trong vận động. Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này về tràn dịch khớp gối.
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai đang điều trị bệnh lý này. Để giải đáp rõ hơn mức độ nguy hiểm khi bị tràn dịch khớp gối, mời bạn theo dõi thông tin dưới đây.
Đối tượng nào dễ bị tràn dịch khớp gối?
Trước khi giải đáp câu hỏi tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không, bạn đọc cũng nên tìm hiểu bệnh tràn dịch khớp gối là gì và những ai có nguy cơ cao mắc bệnh tràn dịch khớp gối. Tràn dịch khớp gối có thể là bệnh lý đặc thù hoặc là triệu chứng, biến chứng của nhiều bệnh khác.
Khi bị tràn dịch khớp gối, khớp gối có xu hướng sản sinh nhiều dịch bôi trơn khớp hơn thông thường dẫn đến tình trạng đầu gối bị sưng to, đau nhức hoặc tấy đỏ. Bệnh tràn dịch khớp gối khi không kịp thời xử lý và điều trị có thể gây viêm và tổn thương vĩnh viễn đến khớp gối, khả năng hoạt động của khớp.
Bệnh tràn dịch khớp gối có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả người lớn tuổi và người trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có nguy cơ cao hơn mắc bệnh. Vậy trường hợp nào dễ bị tràn dịch khớp gối?
Người trên 55 tuổi có tỷ lệ bị tràn dịch khớp gối khá cao, đây là kết quả của cuộc khảo sát diện rộng về bệnh tràn dịch khớp gối. Người ở độ tuổi này thường có khớp gối lão hóa theo thời gian nên rất dễ bị tổn thương và gây bệnh.
Người vận động nhiều và chơi thể thao thường xuyên cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao bị tràn dịch khớp gối. Các chấn thương trong quá trình tập luyện, tần suất vận động khớp gối nhiều,... khiến khớp nhanh lão hóa hơn người vận động điều độ, vừa phải. Những môn thể thao phải chạy nhiều như bóng đá, bóng rổ,... là nhóm đối tượng khả năng cao bị tràn dịch khớp gối.
Người thừa cân, béo phì khiến khớp chịu nhiều áp lực hơn, từ đó làm nguy cơ tràn dịch khớp gối tăng cao. Khớp gối là bộ phận chống chịu gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể nên chỉ số cân nặng vượt quá ngưỡng cân đối trong thời gian dài chèn ép khớp, các sụn khớp yếu đi và dễ mắc bệnh về khớp.
Người có tiền sử chấn thương ở đầu gối cũng dễ bị tràn dịch khớp gối, đặc biệt là khi chấn thương không được chăm sóc, phục hồi đúng cách gây ra nhiều di chứng.
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp, bệnh gout,... cũng được chứng minh dễ bị tràn dịch khớp gối hơn người khỏe mạnh.
Triệu chứng thường gặp khi bị tràn dịch khớp gối
Nhận biết sớm bệnh tràn dịch khớp gối thông qua những triệu chứng phổ biến giúp quá trình điều trị có kết quả tốt hơn, giảm thiểu lo lắng về việc tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không. Trong giai đoạn đầu của bệnh thường khá khó phát hiện. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, bạn có thể cảm nhận một số dấu hiệu như:
Hạn chế vận động khớp gối: Đầu gối sưng đau và cứng khớp dẫn đến khó khăn hơn mỗi khi muốn vận động, đi lại. Đặc biệt là động tác đứng lên ngồi xuống càng trở nên khó khăn hơn, thậm chí cần đến sự giúp đỡ để có thể đứng lên ngồi xuống.
Đau nhức: Biểu hiện rõ nhất khi bị tràn dịch khớp gối là đau nhức kéo dài. Bệnh càng nghiêm trọng thì cơn đau càng trở nên nặng hơn, tần suất đau nhiều, đặc biệt là khi vừa thức dậy.
Nóng đỏ khớp: Vùng da xung quanh đầu gối có thể bị sưng tấy, sưng đỏ khi bị tràn dịch khớp gối. Triệu chứng này thường đi kèm với đầu gối sưng to, sờ vào đau nhức khó chịu.
Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của bạn đọc nhất về bệnh tràn dịch khớp gối là tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không. Thực tế, việc tràn dịch khớp gối có gây nguy hiểm hay không còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác.
Chia sẻ từ bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng hiện tại của bệnh nhân với mức độ khác nhau có độ nguy hiểm khác nhau. Trường hợp bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối nhưng không kịp thời chữa trị theo phác đồ của bác sĩ hoặc tự ý chữa bằng thuốc nam, thuốc tự uống tại nhà có thể khiến khớp đầu gối bị tổn thương nặng. Những tổn thương này duy trì vĩnh viễn và gần như không thể phục hồi được, khả năng vận động cũng giảm đáng kể.
Khi cơ thể giảm khả năng vận động, nguy cơ bị teo cơ là rất lớn. Đây cũng được xem là biến chứng nặng khi bị tràn dịch khớp gối. Nếu tràn dịch khớp gối gây viêm thì không chỉ sụn khớp tổn thương mà vi khuẩn còn lan tràn đến bộ phận khác, thậm chí có khả năng bị nhiễm trùng máu.
Tóm lại, trả lời về câu hỏi tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh ngay khi thấy đầu gối sưng tấy bất thường không rõ nguyên do, đau nhức thời gian dài,... cần đến bệnh viện để khám chữa bệnh và thực hiện điều trị đúng phương pháp, đúng liệu trình, phục hồi tối đa chức năng khớp gối.
Chẩn đoán và điều trị tràn dịch khớp gối bằng cách nào?
Bệnh nhân nhận biết dấu hiệu tràn dịch khớp gối và đến bệnh viện khám, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các xét nghiệm gồm:
Xét nghiệm máu để xác định người bệnh có bị nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,... hay không.
Chụp X-quang để bao quát hình ảnh khớp, chẩn đoán tổn thương khớp như trật khớp, thoái hóa khớp, u xương,...
Chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm xác định tổn thương ở khớp gối, các mô mềm xung quanh khớp.
Sau khi chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối cần tiến hành điều trị bằng các phương pháp như:
Điều trị nội khoa: Uống thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau, hoặc tiêm thuốc vào khớp gối.
Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật khớp gối, chọc hút dịch khớp, nội soi chữa tràn dịch khớp gối,...
Vật lý trị liệu: Thường áp dụng để phục hồi chức năng khớp gối và trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ.
Hy vọng qua bài chia sẻ trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn trả lời câu hỏi tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không và một số vấn đề liên quan đến bệnh tràn dịch khớp gối. Ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân nên xây dựng thói quen ăn đúng giờ, ăn đủ chất và vận động nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc,...
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.