Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trào ngược bàng quang niệu quản là hiện tượng dòng chảy nước tiểu diễn ra bất thường. Vậy, tình trạng này có nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Cùng khám phá thông qua bài viết bên dưới nhé!
Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Hệ tiết niệu bao gồm cơ quan thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Thận có chức năng lọc máu, tạo ra nước tiểu. Nước tiểu sẽ theo niệu quản đi xuống bàng quang và được tích trữ tại đây. Niệu đạo là cơ quan bài xuất nước tiểu từ bộ phận bàng quang ra bên ngoài.
Trào ngược bàng quang niệu quản là hiện tượng nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên phía niệu quản. Thông thường, nước tiểu sẽ không trở lại niệu quản do chức năng chống trào ngược kiểu nắp túi áo. Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng đến đường tiết niệu, tổn thương cho thận.
Có thể chia trào ngược bàng quang niệu quản với 5 độ dựa theo phim cản quang bàng quang thời điểm đi tiểu. Cụ thể như sau:
Trào ngược bàng quang niệu quản có thể xuất phát từ nguyên phát hoặc thứ phát:
Bệnh nhân có dị tật bẩm sinh tại đường tiết niệu như thiếu van ngăn chặn nước tiểu chảy ngược từ bàng quang vào phần niệu quản. Khi trẻ lớn, niệu quản bắt đầu dài và thẳng ra. Điều này có thể được cải thiện cũng như giải quyết vấn đề trào ngược nước tiểu.
Ngoài ra, còn có một số dị tật bẩm sinh khác có thể kể đến như dị dạng niệu quản, nhược cơ tam giác niệu, dị dạng bàng quang. Các loại dị tật này đều có thể gây ra chứng trào ngược bàng quang niệu quản.
Bàng quang không có khả năng đào thải nước tiểu, tắc nghẽn, thương tổn ở cơ hay thần kinh điều khiển quá trình tiểu tiện. Do đó, lượng nước tiểu bị ứ đọng lại ở bàng quang gây áp lực, dẫn đến trào ngược. Nguyên do có thể xuất phát từ các bệnh lý liên quan như bàng quang thần kinh, viêm đường tiết niệu, tắc đường tiết niệu dưới bao gồm hẹp niệu đạo, van niệu đạo sau.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tồn tại các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh trào ngược bàng quang niệu quản. Có thể kể đến như:
Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản có một số triệu chứng như sau:
Quá trình chẩn đoán trào ngược bàng quang niệu quản đòi hỏi bệnh nhân thực hiện thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
Ngay khi phát hiện bản thân có dấu hiệu trào ngược bàng quang niệu quản, bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán một cách chính xác nhất!
Hiện tại, các phương pháp dự phòng bệnh trào ngược bàng quang niệu quản vẫn chưa được đề xuất cụ thể. Tuy nhiên, có thể áp dụng một số điều sau đây nhằm cải thiện đường tiết niệu ở trẻ nhỏ:
Phát hiện và chẩn đoán sớm trào ngược bàng quang niệu quản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Đồng thời, có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về sau.
Trào ngược bàng quang niệu quản cần có phương pháp điều trị phù hợp. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở đường tiết niệu cùng một vài biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.