Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ 13 tháng tuổi là những thiên thần nhỏ đã bắt đầu hiếu động và có thể tự bước đi một khoảng khá dài. Các kỹ năng của trẻ ở giai đoạn này vẫn tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng. Chắc hẳn có rất nhiều mẹ tò mò không biết trẻ 13 tháng biết làm gì.
Với cột mốc 13 tháng tuổi, trẻ có thể chập chững biết đi, mọc răng hay bắt đầu bập bẹ một số từ đơn giản. Vậy, trẻ 13 tháng biết làm gì? Các bậc phụ huynh hãy cùng khám phá sự phát triển diệu kỳ của trẻ qua bài viết dưới đây.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trung bình ở giai đoạn 13 tháng tuổi các bé trai có thể nặng từ 8 - 12,1 kg và chiều cao có thể đạt từ 70 - 79 cm, trong khi đó, các bé gái có thể nặng từ 7,3 - 11,6 kg, cao khoảng 75 - 86,5 cm. Nếu như trẻ có cân nặng hoặc chiều cao thấp hơn nhiều so với số đo cân nặng chuẩn, rất có thể trẻ đã bị còi xương hoặc suy dinh dưỡng, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy cho trẻ đi khám để có những chẩn đoán cụ thể.
Ở lứa tuổi này, trẻ đã có thể đi bộ, đứng vịn, leo. Do đó, các bậc phụ huynh sẽ luôn cần dõi theo trẻ để đảm bảo an toàn, tránh những tai nạn ngoài ý muốn có thể xảy ra với trẻ. Trẻ sẽ khó có thể ngồi yên một chỗ bởi khả năng vận động đang phát triển mạnh mẽ, trẻ sẽ không thích ngồi trong xe đẩy hay cũi. Trẻ thích được tự khám phá và di chuyển tự do trong nhà.
Việc trẻ đứng lên sẽ cho trẻ một góc nhìn khác hoàn toàn để khám phá thế giới xung quanh, vì vậy mà trẻ rất dễ bị té ngã. Trung bình, trẻ có thể té ngã tới 38 lần trong một ngày. Tuy nhiên, ba mẹ không cần lo lắng bởi xương của trẻ lúc này rất linh hoạt.
Ngoài ra, không nên vội mang cho trẻ những đôi giày vì xương chân của trẻ vẫn đang phát triển. Đi giày quá sớm có thể khiến cho chân của trẻ biến dạng thay vì phát triển theo hình dạng tự nhiên.
Ba mẹ sẽ rất ngạc nhiên trước những thay đổi của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ, cảm xúc và nhiều yếu tố khác trong giai đoạn 13 tháng tuổi. Cụ thể, trẻ 13 tháng biết làm gì?
Đôi chân bé nhỏ của trẻ 13 tháng tuổi đã cứng cáp hơn và có thể tự mình đứng, đi xung quanh nhà mà không cần sự trợ giúp của ba mẹ. Hơn thế nữa, đôi tay của trẻ đã trở nên linh hoạt hơn, có thể cầm và nắm một cách chắc chắn.
Trẻ bắt đầu quan sát những con vật hay đồ vật ở xung quanh và biểu hiện cảm xúc nhiều hơn như vui, khóc, hờn, giận một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, trẻ cũng hình thành thói quen ăn uống, sinh hoạt riêng của bản thân.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ lúc này cũng phát triển hơn. Trẻ bắt đầu thích trò chuyện và trò chuyện nhiều hơn cùng với ba mẹ bằng những tiếng ê a như “baba” hay “mama”. Không chỉ thế, trẻ còn thể hiện những mong muốn của mình bằng cách kết hợp các cử chỉ phi ngôn ngữ. Ví dụ, trẻ sẽ chỉ vào một đồ vật và bập bẹ nói ê a để nhờ ba mẹ lấy giúp. Nếu con không thích gì đó, con sẽ ra hiệu cho ba mẹ bằng cách lắc tay, lắc đầu từ chối.
13 tháng tuổi là lúc các thiên thần nhỏ thích thể hiện “cái tôi” của bản thân nhiều hơn trước. Con sẽ hay cáu gắt và khó chiều hơn chẳng vì lý do gì. Ba mẹ cũng sẽ nhận thấy con có nhiều biểu cảm đa dạng hơn như sợ hãi, bướng bỉnh, thất vọng hay buồn bã,...
Để chăm sóc trẻ một cách chu đáo và tốt nhất, phụ huynh cần:
Song song với sữa mẹ, trẻ 13 tháng đã có thể tập ăn dặm. Mẹ hãy đảm bảo thực đơn ăn dặm của trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng với đa dạng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Trẻ sẽ cần khoảng 900 - 1000 calo/ngày từ lượng thực phẩm và 473ml sữa/ngày. Mẹ nên bổ sung cho con nhiều các chất như sắt, chất xơ, canxi, và vitamin D từ các loại thực phẩm như thịt bò, rau xanh, đậu phụ, bông cải, hải sản,... để cơ xương và răng miệng của con phát triển khỏe mạnh.
Trẻ 13 tháng tuổi sẽ cần được ngủ đủ 14 tiếng/ngày với 2 giấc buổi trưa ngắn và 1 giấc ngủ dài vào ban đêm để phát triển. Mẹ có thể cho con uống sữa và tắm cho con sạch sẽ, mặc đồ ngủ thoải mái trước khi đi ngủ để đảm bảo cho con ngủ ngon. Mẹ cũng có thể kể chuyện cổ tích hoặc hát ru khẽ để con dễ dàng đi vào giấc ngủ, con sẽ thư giãn, thoải mái và ngủ ngon hơn.
Ba mẹ hãy khuyến khích con vận động để giúp khả năng vận động của con được phát triển toàn diện. Một số hoạt động vận động con trẻ có thể tham gia như:
Để bảo vệ con trẻ trước vi khuẩn gây hại và virus gây bệnh nghiêm trọng như bệnh bạch cầu, viêm gan B, uốn ván, ho gà... ba mẹ hãy đưa con đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch. Nhờ việc tiêm phòng đầy đủ, hệ miễn dịch của con cũng sẽ được tăng cường, giúp con phát triển khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng.
Qua đây, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã biết rõ trẻ 13 tháng có thể làm gì. Trẻ 13 tháng tuổi đang phát triển thể chất và trí tuệ, vì thế điều quan trọng trong giai đoạn này là các bậc phụ huynh luôn cần đảm bảo trẻ có một không gian an toàn bằng cách bịt ổ điện, dọn dẹp các đồ vật sắc nhọn, không để các đồ vật nguy hiểm trong tầm với của trẻ,... và cung cấp cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, ba mẹ hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.