Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quá trình bé lớn lên và phát triển theo từng ngày đều là những cột mốc thú vị đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Bé luôn muốn chủ động tìm hiểu những cái mới và khám phá chúng. Tất cả những hành động của bé đều bộc lộ cảm xúc và trạng thái của bé hiện tại. Vậy trẻ 14 tháng biết làm gì? Các phát triển của trẻ 14 tháng.
Ở giai đoạn biết đi, các bé luôn muốn tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh mình. Các hành động và cảm xúc của bé sẽ trở nên đa dạng hơn. Vì thế ba mẹ cần biết cách chăm sóc và nắm bắt tâm lý trẻ ngay khi còn nhỏ. Vậy trẻ 14 tháng biết làm gì?
14 tháng là khoảng thời gian bé vẫn đang trong quá hoàn thiện cả về tư duy lẫn thể chất. Đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về giao tiếp, vận động và ngôn ngữ. Ở thời gian này trẻ có thể nâng cao khả năng đi cũng như tự lập hơn những tháng trước. Tuy nhiên trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm vì vậy mẹ nên chú ý quan sát trẻ nhiều hơn.
Khi tư duy phát triển, trẻ 14 tháng tuổi thường sẽ thấy hứng thú với âm thanh và mọi đồ vật xung quanh trẻ. Để giúp bé thông minh hơn mẹ nên cho bé khám phá lần lượt những vật dụng xung quanh.
Về thể chất, bụng của bé trong thời gian này có thể sẽ to hơn hơn nhiều. Vì dáng vẻ đặc trưng của lứa tuổi này chính là cơ thể cao lên, bụng to ra và chân hơi khom lại. Và dáng vẻ này sẽ thay đổi dần dần khi trẻ lớn lên.
Ở độ tuổi này tóc trẻ sẽ mọc nhiều hơn, vì thể để tránh làm cho bé bị nóng vào mùa hè. Mẹ nên lựa chọn cho bé những kiểu tóc phù hợp, hạn chế bé đổ mồ hôi nhiều và khó chịu ở phần đầu.
Bạn sẽ cảm nhận được sự phát triển ở nhận thức và cảm xúc của trẻ nếu thường xuyên tiếp xúc với trẻ khi trẻ 14 tháng tuổi. Ở lứa tuổi này bé sẽ bắt chước các hành động của bạn.
Vì vậy bạn nên dành nhiều thời gian để chơi đùa với trẻ, tạo nên những trò chơi như đoán hình ảnh hoặc tiếng kêu của các con vật khác nhau.
Thông thường trẻ sẽ rất dễ bị thu hút với những bạn nhỏ bằng mình hoặc bé hơn mình. Tuy nhiên mức độ cảm xúc của trẻ tại thời điểm này còn chưa nhiều. Vì thể để phát triển nhanh chóng hơn, mẹ nên cho bé tiếp xúc với nhiều người xung quanh. Từ đó bé có thể dễ ghi nhớ và thực hiện lại những hành động của tất cả mọi người.
Khi được giao tiếp, tương tác nhiều hơn trẻ sẽ nhanh biết nói hơn. Trẻ 14 tháng thường sẽ bập bẹ ê a theo lời của ba mẹ. Và quá trình giao tiếp này sẽ bị giới hạn bởi một số hành động vì vậy ba mẹ vẫn cần đến trực giác để đoán suy nghĩ của trẻ. Mẹ có thể áp dụng các trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Theo các chuyên gia khi 14 tháng tuổi trẻ sẽ thường làm được những việc như:
Khi được 14 tháng trẻ sẽ bắt đầu ăn được những thức ăn tăng thô hơn. Đôi khi một số trẻ sẽ biếng ăn hơn, khiến việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị cản trở không ít, khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Vậy trẻ cần những dinh dưỡng khi 14 tháng tuổi?
Đây là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho sự lớn lên của một đứa trẻ. Vì trong sữa có vitamin, khoáng chất và canxi. Hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển cả về tư duy lẫn thể chất cho trẻ. Song song đó giúp xương phát triển chắc khỏe hơn sau này và giúp gia tăng chất đề kháng có trong cơ thể trẻ.
Trong quá trình vận động thường ngày, trẻ rất cần được bổ sung protein. Vì thế thịt và các loại đậu sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất khi bé 14 tháng tuổi. Những thực phẩm này được đánh giá đem lại nguồn dinh dưỡng và năng lượng dồi dào cho trẻ, cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Không chỉ người lớn, mà trẻ em 14 tháng cũng cần bổ sung dinh dưỡng từ ngũ cốc mỗi ngày. Mẹ có thể xây dựng thực đơn xen kẽ giữa ngũ cốc dinh dưỡng nguyên hạt thay vì gạo, bún thông thường. Không những thế, ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hơn.
Đối với trẻ 14 tháng tuổi, trẻ cần bổ sung khoảng 150g trái cây mỗi ngày. Những thực phẩm này giúp trẻ tăng sức đề kháng và các chất cần thiết cho các hoạt động sống của trẻ.
Như vậy có thể thấy, khi 14 tháng tuổi trẻ vẫn đang tiếp tục trên hành trình phát triển cơ thể. Vì thế ở thời điểm này ba mẹ nên chú trọng việc chăm sóc và xây dựng nền tảng sống cho trẻ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Để bé có thể dễ dàng tiếp cận với thế giới sau này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.