Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được áp dụng trên toàn thế giới như một dữ liệu, giúp đánh giá tổng quát tình hình phát triển thể chất của bé. Dựa vào biểu đồ này, các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể đánh giá và theo dõi được tốc độ phát triển của trẻ.
Thực sự, trong quá trình nuôi con, người mẹ không nhất thiết phải theo chuẩn mực của bất kỳ biểu đồ theo dõi nào. Tuy nhiên, biểu đồ tăng trưởng của trẻ vẫn luôn được coi như là một tài liệu tham khảo tiêu chuẩn cho sự phát triển của bé và được tin tưởng bởi đội ngũ bác sĩ nhi khoa uy tín, dày dặn kinh nghiệm.
Như đã nói, biểu đồ tăng trưởng của trẻ đã được sử dụng khắp nơi trên toàn thế giới. Mặc dù mỗi quốc gia có thể sẽ khác ở một số chi tiết nhưng thông tin cơ bản là như nhau. Trong khoảng thời gian gần đây, biểu đồ tăng trưởng này đã được cải thiện rõ rệt hơn trước về mặt nội dung lẫn hình thức.
Trước đây, các bác sĩ đã sử dụng mẫu biểu đồ của Trung tâm liên hiệp quốc về kiểm soát bệnh tật. Nay, biểu đồ đó được gọi là bảng xếp hạng phần trăm của CDC (trung tâm kiểm soát bệnh dịch). Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra biểu đồ tăng trưởng riêng, phản ánh chính xác hơn về sự tăng trưởng của trẻ bú sữa mẹ. Lý do là bởi trẻ bú sữa mẹ có xu hướng tăng cân khác so với trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên cũng có thể áp dụng biểu đồ này cho trẻ uống sữa công thức.
Cụ thể, em bé bú sữa mẹ sẽ tăng cân nhanh trong 3 tháng đầu và những tháng sau đó thì quá trình tăng cân sẽ dần ổn định lại. Trong khi, bé uống sữa công thức thì tăng cân đều đặn hơn. Từ sự khác biệt đó, có thể ảnh hưởng đến cách các chuyên gia sức khỏe đọc biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Khi thấy quá trình tăng cân ổn định ở bé bú sữa mẹ, thay vì bình thường hóa chuyện này thì mọi người lại ép em bé bú nhiều hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại biểu đồ được in trên 2 mặt của 1 tờ biểu đồ và được theo dõi song song. Đó là biểu đồ cân nặng theo tuổi và biểu đồ chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi. Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi, chiều cao của bé được đo nằm trên thước đo nằm. Còn trẻ trên 24 tháng tuổi, chiều cao sẽ được đo bằng thước đo đứng. Bên cạnh đó, biểu đồ tăng trưởng của bé gái sẽ có màu hồng và bé trai có màu xanh.
Thông thường, trong sổ sức khỏe đều có in biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Nhờ đó, sẽ giúp mẹ thuận tiện hơn trong việc theo dõi và đánh giá sự tăng trưởng của con. Mẹ chỉ cần tiến hành đo cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI, chu vi vòng đầu của con theo định kỳ 1,2,3 hay 6 tháng rồi đánh dấu chỉ số vào biểu đồ ở vị trí tháng tương ứng. Trung bình điểm tham chiếu cân nặng và chiều cao sẽ nằm trong giới hạn 10 - 90% percentile.
Có thể sẽ có đợt đo bị lệch so với mức trung bình. Thế nhưng, không quan trọng bằng đường cong biểu thị sự phát triển theo thời gian. Nếu đường cong không đi lên hoặc đi xuống trong một khoảng thời gian dài thì đó là dấu hiệu đáng báo động. Trẻ sẽ cần được đánh giá kỹ hơn bởi các chuyên gia, đồng thời cần nhiều thay đổi trong chế độ ăn cũng như sinh hoạt. Đối với trẻ sinh non, mẹ cũng có thể áp dụng biểu đồ tăng trưởng cho trẻ tính theo tuổi điều chỉnh (không phải tuổi kể từ khi sinh).
Ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ có 23% yếu tố di truyền từ cha mẹ. Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố khác như:
Trên đây là tất tần tật những thông tin chia sẻ chi tiết về biểu đồ tăng trưởng của trẻ, hướng dẫn cách theo dõi và bật mí một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé. Mong rằng, từ đó các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, mới mẻ để chăm sóc bé con của mình một cách tốt nhất.
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: WHO
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.