Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giai đoạn 20 tháng tuổi là thời kỳ phát triển của trẻ đem lại nhiều cảm xúc cho bạn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm quan trọng để quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý, thói quen ăn uống, và chế độ dinh dưỡng của trẻ. Vậy trẻ 20 tháng biết làm gì, cùng tìm hiểu ngay.
Trẻ 20 tháng tuổi hiện đã có khả năng tự đi hoặc thậm chí chạy khá nhanh. Con cũng bắt đầu hiểu những gì bố mẹ nói và bắt chước theo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về việc trẻ 20 tháng biết làm gì và sự phát triển về nhận thức, về xúc cảm của trẻ để bố mẹ nắm được, từ đó nuôi dạy trẻ cho phù hợp.
Bé 20 tháng tuổi có chiều cao và cân nặng như thế nào? Dựa trên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình bé 20 tháng tuổi nặng khoảng 10,7kg nếu là bé gái và 11,3kg nếu là bé trai. Về chiều cao, bé gái thường cao trung bình 82,4cm và bé trai trung bình cao 84,2cm. Vì thế, bố mẹ nên tham khảo các cách tăng chiều cao toàn diện cho trẻ.
Trẻ 20 tháng biết làm gì? Trẻ 20 tháng tuổi là giai đoạn phát triển đầy hồn nhiên, do đó việc chăm sóc trẻ cần đem lại nhiều cảm xúc yêu thương. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm quan trọng để bạn tập trung vào sự phát triển tâm sinh lý, chế độ dinh dưỡng của trẻ, chăm sóc sức khỏe và mang lại môi trường vui chơi an toàn cho bé 20 tháng tuổi.
Trong giai đoạn này, bé 20 tháng tuổi thường làm theo và bắt chước người lớn xung quanh. Bé sẽ quan sát và ghi nhớ mọi điều bạn nói và làm. Bạn có thể thấy bé lặp lại các hành vi và cố gắng tập nói theo bạn. Bé muốn kết nối với bạn và thường lôi kéo bạn chơi cùng bé. Bạn sẽ thấy ít có thời gian nghỉ ngơi riêng tư hơn. Bé sẽ đem đồ đạc và trò chơi tới cho bạn xem, dù bạn ở bất kỳ đâu, bé cũng sẽ tìm cách gọi bạn ra ngoài chơi cùng bé. Trong thời gian chăm sóc bé ở độ tuổi này, bạn thực sự trở thành người bạn đồng hành của bé yêu.
Ở độ tuổi này, trẻ vẫn thường lo lắng khi không có bố hoặc mẹ ở bên cạnh. Mặc dù bé chưa thể hiểu, nhưng đã có khả năng tham gia vào các hoạt động gia đình. Khi ba mẹ đi làm và sau đó về nhà, thời gian này đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Ba mẹ có thể tạo cảm giác an tâm cho bé bằng cách ôm và âu yếm bé trước khi đi làm hoặc thể hiện niềm vui khi gặp lại bé sau giờ làm và dạy bé làm chủ cảm xúc. Những dấu hiệu này giúp bé hiểu rằng ba mẹ sẽ tạm xa bé trong một thời gian nhưng sẽ quay lại ngay sau đó!
Bé 20 tháng tuổi cũng muốn "trò chuyện" qua điện thoại hoặc webcam với ba mẹ. Bởi thế, ba mẹ cần phải cân nhắc thời gian để đảm bảo sự cân bằng giữa cuộc sống gia đình, công việc và việc chăm sóc bé.
Ở giai đoạn này, bộ não của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển không ngừng, trẻ đang tích lũy kiến thức và khám phá thế giới xung quanh. Bạn có thể nhận thấy sự lo lắng trong trẻ khi trí tưởng tượng của trẻ đang mở rộng. Trẻ vẫn chưa thể phân biệt rõ ràng giữa thực tế và tưởng tượng. Để giúp trẻ hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của mình, trẻ thường phụ thuộc vào mẹ và người thân trong gia đình.
Ngay cả khi trẻ cảm thấy rất sợ, bạn có thể dễ dàng làm cho trẻ quên nỗi sợ hãi bằng cách chuyển tập trung của trẻ sang những hoạt động khác, bởi thời gian chú ý của trẻ ở lứa tuổi này vẫn còn rất ngắn. Hãy tạo ra nhiều trò chơi liên quan đến cát, nước và những hoạt động ngoài trời khác, vì trẻ ở độ tuổi này thường rất thích khám phá và nghịch nước, cát. Trẻ sẽ vui chơi vô tư với những món đồ chơi này mà không bao giờ cảm thấy chán. Ngoài ra, bố mẹ nên chọn đồ chơi cho trẻ theo từng giai đoạn lứa tuổi để giúp bé phát triển tốt hơn.
Trẻ thường dành thời gian để hiểu cách hoạt động của những món đồ chơi mà trẻ yêu thích. Mặc dù trẻ vẫn thường chơi một mình, nhưng đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu chú ý đến nhiều hoạt động xung quanh. Trẻ cũng biết nghe, ngửi và vuốt ve các đồ vật.
Khi đến độ tuổi này, nhiều bé đã được đi nhà trẻ hoặc gặp nhiều bạn cùng tuổi. Khi thấy con đang chơi đùa với nhóm bạn, bạn có thể cảm thấy mong muốn bảo vệ con hơn. Bé thường hướng theo cách bạn phản ứng và xử sự, vì vậy, hãy tích cực khuyến khích và ủng hộ trẻ.
Khi trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương, trẻ sẽ học tốt hơn. Hãy thể hiện lòng quan tâm và động viên khi bé cần. Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo nhịp độ riêng và không phải tất cả trẻ đều đạt được các mốc phát triển cùng một thời điểm.
Trên đây là các thông tin để giải đáp câu hỏi về sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về câu hỏi trẻ 20 tháng biết làm gì và sự phát triển của con và hỗ trợ cho con yêu có một giai đoạn phát triển tốt nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...