Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm song lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vậy trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài xuất phát từ những nguyên nhân nào? Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi mắc phải tình trạng này?
Tình trạng trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và đừng ngồi không yên. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài.
Cấu trúc hốc mũi được lót một lớp niêm mạc mỏng, mịn. Lớp ngoài của niêm mạc gồm các biểu mô rung hình trụ giàu mạch máu và bạch huyết, đảm nhận chức năng giữ các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn… khi trẻ hít vào. Tuy nhiên, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi ở trẻ còn yếu do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém. Đây chính là lý do khiến trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Hiện tượng chảy nước mũi xảy ra khi các yếu tố như bụi bẩn, hoá chất, dị vật… kích thích lớp mô trong hốc mũi khiến tuyến chế tiết trong lớp biểu mô hoạt động mạnh hơn và tiết dịch nhiều hơn bình thường. Dịch tiết ra trong quá trình này được gọi là nước mũi.
Chảy nước mũi tuy là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây hại nhưng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, khó thở… Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Như đã trình bày ở trên, tình trạng trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài là phản ứng của niêm mạc mũi trước những tác nhân gây hại bao gồm cảm lạnh, dị ứng, bất thường cấu trúc mũi và phổ biến nhất là nhiễm trùng đường hô hấp.
Cảm lạnh thường xảy ra khi thời tiết giao mùa từ đông sang xuân hoặc từ thu sang đông. Các triệu chứng điển hình của cảm lạnh thông thường bao gồm: Nghẹt mũi, ho, đau họng nhẹ, đau đầu, sốt nhẹ và sốt vừa, chán ăn, mệt mỏi.
Ở trẻ em, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện cho đến khi trẻ được 3 - 4 tuổi trở đi thì hệ thống này mới sản xuất ra đầy đủ các kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Cảm lạnh có thể tiến triển xấu thành bội nhiễm. Hiểu một cách đơn giản là khi hệ miễn dịch bị suy giảm thì các vi sinh vật gây hại như vi khuẩn và virus sẽ xâm nhập, phát triển và nhân lên trong cơ thể. Lúc này, có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, gây rối loạn hệ miễn dịch hoặc làm tổn thương các cơ quan.
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp do sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Và chảy nước mũi trong kéo dài là triệu chứng điển hình của các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ngoài triệu chứng này, người bệnh còn phải đối diện với một số triệu chứng khó chịu khác như ho có đờm, sốt, nhịp thở nhanh kèm dấu hiệu rút lõm lồng ngực, thở khò khè và thở rít, tím tái…
Viêm mũi dị ứng xuất phát từ việc niêm mạc mũi nhạy cảm với phấn hoa, lông thú, thời tiết hoặc khói bụi… Khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như hắt hơi liên tục kèm chảy nước mũi trong kéo dài, sung huyết, thậm chí là mất cảm giác về mùi vị. Các triệu chứng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những tác nhân gây dị ứng. Tình trạng này tiến triển nghiêm trọng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm xoang, nhiễm trùng các xoang, khó thở và lâu dài có thể gây biến chứng về đường hô hấp.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng: Khi mũi của trẻ có những bất thường về cấu trúc như vẹo và lệch vách ngăn, polyp mũi, các khối u… đều có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mũi kéo dài, khó thở và suy giảm khứu giác. Trong trường hợp này, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám từ đó có hướng khắc phục kịp thời.
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh cảm lạnh thông thường. Cảm lạnh thường kéo dài vài ngày hoặc từ 1 - 2 tuần sau đó có thể tự khỏi. Một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng chảy nước mũi trong kéo dài bao gồm:
Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài kèm theo một số triệu chứng như:
Ngoài ra, trong trường hợp tình trạng của trẻ không được cải thiện, thậm chí có dấu hiệu tiến triển xấu và kéo dài quá 7 ngày sau khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà thì cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, cho trẻ làm một số xét nghiệm cận lâm sàng sau đó đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chủ đề trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn trong cuộc sống. Đừng quên theo dõi trang web của Long Châu để cập nhật các thông tin sức khỏe hàng ngày bạn nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...