Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chảy nước mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 30/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng chảy nước mũi kéo dài rất phổ biến khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và phiền toái. Trước tiên, muốn điều trị bệnh cần phải biết rõ nguyên nhân của tình trạng này. Làm thế nào để ngưng chảy nước mũi một cách hiệu quả nhất?

Khi bị chảy nước mũi kéo dài không phải là vấn đề lớn lao cho sức khỏe nhưng người bệnh luôn cảm thấy khó chịu mất tập trung vào công việc, ngủ không ngon và mất mùi vị. Hãy cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây để tìm hiểu cách giảm chảy nước mũi ngay tại nhà nhé!

Nguyên nhân gây chảy nước mũi kéo dài

Nước mũi là dịch nhầy trong suốt có tác dụng giữ dị vật, bụi bẩn ở trong không khí khi chúng ta hít vào. Nhằm làm giảm, ngăn chặn tác nhân gây bệnh có thể đi qua mũi vào cơ thể. Khi bị sổ mũi nước mũi sẽ chảy ra ngoài hoặc bị nuốt xuống cổ họng gây cho người bệnh cảm giác rất khó chịu. Màu sắc của nước mũi còn thể hiện tình trạng nặng, nhẹ của bệnh, chảy nước mũi trong như nước, nước mũi màu xanh, màu vàng,... Làm sao để điều trị được tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả. Muốn giải quyết vấn đề tận gốc, trước tiên phải xác định được đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Chảy nước mũi kéo dài có thể do dị ứng Chảy nước mũi kéo dài có thể do dị ứng

Do dị ứng

Khi bị dị ứng cũng có thể dẫn tới tình trạng tăng tiết dịch nhầy khiến chảy nước mũi kéo dài. Khi tiếp xúc với phấn hoa hoặc vô tình hít phải những tác nhân như lông chó mèo, chất gây dị ứng… đây cũng là những nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước mũi liên tục. Nếu bị dị ứng niêm mạc mũi rất nhạy cảm, dễ bị kích thích và tăng tiết dịch nhầy, khiến chúng ta bị chảy nước mũi.

Cảm lạnh

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh đột ngột rất dễ gây ra tình trạng cảm lạnh. Virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi họng và giải phóng Cytokine chất hóa học gây viêm. Khi nước mũi mới chảy ra ở dạng trong suốt và loãng, những ngày sau nước mũi trở nên đặc. Đến lúc này cơ thể bắt đầu có biểu hiện sốt kèm theo nghẹt mũi, đau họng và thậm chí khàn giọng.

Cảm cúm

Khi chúng ta bị cảm cúm là do bị virus cúm tấn công vào niêm mạc mũi, họng. Vì vậy sẽ gây mệt mỏi, sốt cao, chảy nước mũi kéo dài, nghẹt mũi, ho, đau họng… Khi bị cảm cúm cần điều trị đúng cách bệnh có thể gây nhiều biến chứng. Đối với những người lớn tuổi, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém cần phải chú ý cẩn thận. Việc phòng ngừa cúm tốt nhất là nên tiêm ngừa cúm hằng năm vì virus cúm có nhiều chủng và thay đổi thường xuyên. 

Chảy nước mũi kéo dài có thể do dị ứng-2 Rửa mũi là một biện pháp khá hiệu quả để làm giảm tình trạng chảy nước mũi.

Dị vật bên trong mũi

Nếu trong mũi có dị vật hoặc bụi bẩn xâm nhập vào bên trong sẽ làm kích thích màng nhầy tăng tiết. Do có vật thể lạ khiến cơ thể sẽ đáp lại thông qua các phản ứng miễn dịch. Vì vậy một bên mũi sẽ bị chảy dịch nhầy có mùi hôi.

Viêm xoang mũi 

Do tình trạng niêm mạc mũi, xoang bị viêm sưng dẫn tới có nhiều dịch rỉ viêm khiến cho đường mũi bị thu hẹp. Vì vậy khi bị viêm xoang sẽ có biểu hiện nghẹt mũi, chảy dịch mũi màu vàng, xanh ra ngoài hoặc tích tụ bên trong. Một số người còn có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi và đau nhức vùng trán…

Polyp mũi

Polyp mũi là bệnh tai mũi họng phổ biến dẫn tới tình trạng chảy nước mũi liên tục. Khi niêm mạc mũi hình thành các tổ chức polyp là những khối mềm nhưng không gây đau. Nếu như các polyp to lên có thể chèn ép đường thở dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Vì vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp.

Làm sao để ngưng chảy nước mũi?

Nếu như do dị ứng hoặc có dị vật thông thường dẫn đến chảy dịch mũi thì có thể áp dụng một số biện pháp giúp mau chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

Rửa mũi

Rửa mũi là một biện pháp khá hiệu quả để làm giảm tình trạng chảy nước mũi. Nếu khi bị chảy nước mũi do bệnh viêm xoang thì bạn có thể áp dụng biện pháp rửa mũi để kiểm soát tình trạng. Lấy một bình nhỏ có vòi dẫn hoặc bình Neti pot để xịt làm sạch xoang mũi. Ngoài làm sạch cần sát trùng niêm mạc mũi. Dùng nước muối vô trùng, nước cất cho vào bình rồi đặt vòi vào một bên mũi nghiêng đầu rồi cho nước chảy và thoát qua bên mũi còn lại. Khi thực hiện rửa mũi cần tuân thủ hướng dẫn để kiểm soát nước mũi chảy nhiều hơn do làm sai cách. Ngoài ra, bạn nên sử dụng bình rửa mũi NeilMed Sinus Rinse để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng.

Uống đủ nước

Uống đủ nước vừa tốt cho sức khỏe vừa có tác dụng làm loãng dịch mũi để dễ dàng tống xuất dịch ra ngoài. Vì vậy khi bị chảy nước mũi kéo dài bạn nên uống nhiều nước.

Chảy nước mũi kéo dài có thể do dị ứng-3 Uống đủ nước cũng là giải pháp giảm tình trạng chảy nước mũi

Nên uống nước trà thảo dược hoặc nước nóng là tốt nhất. Khi uống nước, hơi nóng bốc lên có tác dụng làm se niêm mạc. Vì vậy sẽ giúp cho đường mũi của bạn thông thoáng hơn và khiến bạn dễ thở hơn. Chất kháng khuẩn tự nhiên trong các loại trà thảo mộc cũng giảm tình trạng viêm nhiễm, tăng tiết chảy nước mũi.

Một số chất kích thích như đồ uống có cồn, cà phê đều là những chất không tốt cho cổ họng. Cà phê sẽ làm cổ họng bị khô vì vậy dịch mũi sẽ dính làm cho tình trạng nghẹt mũi càng nghiêm trọng hơn.

Xông mặt

Việc xông mặt bằng nước nóng hoặc thảo dược rất tốt cho cơ thể có tác dụng giải cảm. Đồng thời các chất tự nhiên trong thảo dược xông lên mũi sẽ giảm triệu chứng. Trong các phương pháp dân gian khi xông nước chỉ cần mở hé nắp nồi nước sôi và dùng một tấm vải lớn trùm lên đầu. Việc hít thở hơi nóng đi qua mũi trong khoảng 10 - 15 phút sẽ có tác dụng thông thoáng đường thở. Khi dịch mũi chảy ra thì nên xì hết để đường thở được thông thoáng. Để tăng hiệu quả nên thêm một vài giọt tinh dầu vào nồi nước xông vừa thư giãn vừa dịu niêm mạc. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo và sử dụng máy xông khí dung để điều trị tình trạng chảy nước mũi kéo dài hiệu quả. Các loại máy xông mũi họng có tác dụng tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đây là thiết bị y tế cần thiết, nên được trang bị tại nhà. Một số loại máy xông khí dung đáng để sử dụng như:

Tắm nước ấm

Việc tắm bằng nước ấm cũng là cách giảm tình trạng chảy nước mũi kéo dài hiệu quả. Khi tắm nước ấm sẽ mang đến cảm giác thoải mái, thư thái mà còn giúp bạn thông thoáng đường thở. Khi tắm bằng nước ấm việc hít vào hơi nước ấm khiến các cuốn mũi co lại khiến cho dịch nhầy dễ thoát ra ngoài. 

Súc miệng bằng nước muối

Việc làm sạch họng bằng súc miệng nước muối sẽ giúp loại bỏ một số loại vi khuẩn. Súc họng bằng nước muối cũng làm sạch những chất đờm, dịch nhầy tích tụ trong cổ họng. Vì vậy nên có thể kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và chảy nước mũi thường xuyên. 

Kê cao gối khi ngủ

Nên kê cao gối khi ngủ để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Khi dịch mũi được tống ra ngoài một cách tự nhiên hoặc bạn xì mũi thì sẽ làm thông thoáng đường thở bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu như bạn đã thực hiện rất nhiều cách mà tình trạng chảy nước mũi kéo dài và có dấu hiệu nặng thêm bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý khi chữa chảy nước mũi tại nhà

Trên đây là một số những biện pháp điều trị tình trạng chảy nước mũi kéo dài liên tục khá hiệu quả. Đây là những biện pháp đơn giản và an toàn. Tuy nhiên những giải pháp này chỉ giúp bạn thoát khỏi tình trạng chảy nước mũi tạm thời chứ không thể giải quyết được tận gốc vấn đề. 

Sổ mũi do cảm lạnh hoặc do nhiễm virus hay do dị ứng thì cần có biện pháp điều trị. Vì khi điều trị hết bệnh thì sẽ không còn tình trạng chảy nước mũi.

Nếu bạn dùng những biện pháp điều trị tại nhà nhưng các triệu chứng không giảm thậm chí có dấu hiệu tăng nặng và kéo dài trên 7 ngày thì nên đến gặp bác sĩ. Hoặc khi bị sổ mũi có các triệu chứng kèm theo như ớn lạnh, sốt, khó thở, đau ngực, phát ban hoặc đau đầu chóng mặt thì cần đi khám bệnh để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp. Đó là những dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe bạn nên lưu ý.

Như vậy việc điều điều trị tình trạng chảy nước mũi kéo dài không phải là quá khó, nhưng bạn cũng không nên chủ quan khi thấy những dấu hiệu tăng nặng. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm