Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Trẻ bị ho ăn cua được không? Giá trị dinh dưỡng của cua đối với trẻ nhỏ là gì?

Ngày 15/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Theo dân gian, trẻ bị ho cần kiêng nhiều thứ như thịt gà, tôm, cua, cá… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chưa có bất bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh những thực phẩm này sẽ khiến cho trẻ ho nặng thêm. Vậy trẻ bị ho ăn cua được không? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Trẻ bị ho ăn cua được không là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ có con nhỏ. Trên thực tế, trẻ bị ho vẫn có thể ăn cua, tuy nhiên cần được chế biến kỹ, không để lại vỏ làm tăng nguy cơ gây kích ứng họng. Ngoài ra, thịt cua còn cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sức khỏe. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân gây ho ở trẻ

Trước khi trả lời cho câu hỏi trẻ bị ho ăn cua được không, bạn cũng cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ho ở trẻ. Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại những tác nhân từ môi trường bên ngoài. Việc này giúp cơ thể tống các virus, vi khuẩn hay dị vật ra ngoài cơ thể. Thông thường, trẻ bị ho thường do các nguyên nhân sau:

  • Do đường hô hấp trên của trẻ bị viêm nhiễm như cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…
  • Do đường hô hấp dưới của trẻ bị viêm nhiễm như viêm thanh quản, viêm phế quản - tiểu phế quản, viêm phổi…
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày - thực quản gây kích thích họng cũng là nguyên nhân gây ho ở trẻ.
  • Bên cạnh đó, trẻ bị ho cơ thể do các tác nhân khác từ môi trường bên ngoài như trẻ hít phải khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng, khói thuốc lá…

Theo Đông y, ho ở trẻ được chia thành 2 loại là ho lạnh và ho nóng:

  • Ho lạnh: Là ho do gặp thời tiết lạnh bị nhiễm lạnh hay do ăn uống các thực phẩm lạnh gây ho. Biểu hiện của ho lạnh là ho kèm theo các biểu hiện khác như sổ mũi, ho có đờm trong suốt hay loãng như nước.
  • Ho nóng: Là ho do phổi nóng khiến trẻ bị ho liên tục, ho nặng tiếng, ho có đờm màu vàng hay màu xanh. Loại ho này do bắt nguồn từ nguyên nhân nóng trong phổi, nên trong quá trình điều trị cần chú ý tới những yếu tố làm mát phổi, từ đó giúp làm cơn ho cải thiện hiệu quả.
Trẻ bị ho ăn cua được không? Giá trị dinh dưỡng của cua đối với trẻ nhỏ là gì? 1
Viêm nhiễm đường hô hấp trên là nguyên nhân thường gặp gây ho ở trẻ

Giá trị dinh dưỡng của cua đối với trẻ nhỏ

Ngoài những thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ bị ho ăn cua được không, cha mẹ cũng cần nắm được những giá trị dinh dưỡng của cua. Cua được biết tới là một loại hải sản có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ như protein, vitamin và nhiều chất khoáng cần thiết. Các hoạt chất này đều là những chất dinh dưỡng cần thiết và vô cùng tốt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Chúng giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt não bộ, tim mạch, cơ xương khớp, nâng cao sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ.

Theo các nghiên cứu, trong 100g thịt cua có chứa:

  • Protein: Chứa hàm lượng protein cao lên tới 12.3%, được đánh giá cao hơn nhiều so với các loại thịt cá khác. Cung cấp cho cơ thể trẻ lượng protein cần thiết, giúp cơ phát triển, da, tóc, móng khỏe mạnh.
  • Sắt: Chứa 4.7mg, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo máu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu.
  • Vitamin: Trong 100g thịt cua có chứa 0.01mg vitamin B1, 0.51mg vitamin B2, 0.12mg vitamin B6, 2.1mg vitamin PP, giúp bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin nhóm B.
  • Chất khoáng: Chứa 5.04mg canxi, 7.9mg kẽm, 1.2mg đồng, 430mg photpho, giúp phát triển hệ xương, đồng thời nâng cao khả năng hấp thu sắt.
  • Omega 3: Chứa 300 - 500mg, giúp nâng cao sức khỏe tim mạch và trí não của trẻ.
Trẻ bị ho ăn cua được không? Giá trị dinh dưỡng của cua đối với trẻ nhỏ là gì? 2
Thịt cua chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của trẻ

Trẻ bị ho ăn cua được không?

Vậy trẻ bị ho ăn cua được không? Có rất nhiều ý kiến cho rằng, khi trẻ em bị ho thì không nên ăn các loại hải sản như tôm, cua, cá. Nguyên nhân là do vỏ của những loại hải sản này có thể gây kích thích hệ hô hấp của trẻ, khiến cho tình trạng ho trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, đây đều là những loại thực phẩm giàu protein và có khả năng gây dị ứng cho trẻ, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho. Chính vì vậy, khi trẻ bị ho, tốt hơn bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các loại hải sản này, mà thay vào đó hãy chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, rau xanh, trái cây.

Chính vì vậy, câu hỏi bé ho có ăn cua được không? Hay bé bị ho có ăn cua biển được không? Thì câu trả lời là có nhưng cần chế biến đúng cách và hạn chế không nên ăn quá nhiều. Lưu ý, đối với những trẻ bị hen hay có tiền sử dị ứng với cua thì trả lời cho câu hỏi trẻ em ho có được ăn cua không là tuyệt đối không được ăn, kể cả trẻ có bị ho hay không.

Trẻ bị ho ăn cua được không? Giá trị dinh dưỡng của cua đối với trẻ nhỏ là gì? 3
Trẻ bị ho ăn cua được không là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm

Một số lưu ý khi trẻ bị ho

Đến đây, chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị ho ăn cua được không. Ho là một phản ứng thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ trước những nguyên nhân gây ho khác nhau, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị ho, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu vitamin A, sắt, kẽm như thịt bò, thịt gà, rau xanh, hoa quả… Các loại thực phẩm này giúp cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe đề kháng, từ đó giúp cơ thể trẻ hồi phục nhanh hơn.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm có nguy cơ khiến cho tình trạng ho của trẻ trở nên nặng nề hơn như các thực phẩm lạnh, thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm nhiều dầu, mỡ… Bởi những thực phẩm này khiến trẻ khó nuốt và khiến cho tình trạng ho của trẻ trở nên nặng nề hơn.
  • Nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, giúp bé dễ dàng tiêu hóa, dễ nuốt, giảm kích ứng họng, giúp giảm ho hiệu quả.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hay nước ấm, điều này giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như các chất dịch nhầy có trong mũi họng của trẻ.
  • Theo dõi sát tình trạng ho của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó có hướng xử trí phù hợp và kịp thời. Đồng thời tránh được tình trạng ho diễn biến xấu hơn.
  • Sử dụng các loại siro ho có nguồn gốc rõ ràng, an toàn và lành tính, tốt nhất cha mẹ nên chọn các loại siro ho có nguồn gốc thảo dược tự nhiên để hạn chế những tác dụng không mong muốn cho trẻ.
  • Khi trẻ bị ho kéo dài hay ho nặng nên dù đã áp dụng những phương pháp giảm ho, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây ho và có hướng điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.
  • Ngoài ra, trong thời gian theo dõi ho ở trẻ, nếu như trẻ bị ho kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay.
Trẻ bị ho ăn cua được không? Giá trị dinh dưỡng của cua đối với trẻ nhỏ là gì? 4
Cha mẹ nên cho trẻ ăn tăng cường các loại rau xanh, hoa củ quả, trái cây khi trẻ bị ho

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc trẻ bị ho ăn cua được không cũng như nắm được cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị ho. Nếu như cha mẹ còn thắc mắc về vấn đề gì, nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp và an toàn nhất cho trẻ. Chúc cha mẹ và các bé nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm