Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch vô cùng non yếu là mối quan tâm của mỗi bậc phụ huynh. Mùa hè oi nóng khiến trẻ sơ sinh mắc các bệnh cảm sốt, tuy nhiên nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không.
Ngoài việc cho bé uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sỹ thì việc tắm cho trẻ đúng cách, an toàn cũng góp phần làm giảm nhiệt độ, tránh được các tai biến có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ.
Đối với trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân gây sốt:
Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ sơ sinh bị sốt có nên tắm không thì trên thực tế, không ít người nghĩ rằng việc tắm cho trẻ sơ sinh khi bị sốt sẽ khiến bệnh của trẻ nặng và lâu khỏi hơn, nên khi con ốm không tiến hành tắm gội cho trẻ.
Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm bởi khi trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu cha mẹ kiêng nước, kiêng tắm cho trẻ sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, dễ bị mắc các bệnh da liễu: viêm da, mẩn đỏ...
Việc tắm cho trẻ sơ sinh khi bị sốt là một trong những cách giúp trẻ mau hạ thân nhiệt. Khi cơ thể con sạch sẽ, thoải mái thì bệnh tình con sẽ mau khỏi. Từ lợi ích của việc tắm mang lại, khi được hỏi trẻ bị sốt có nên tắm không thì câu trả lời chắc chắn là có.
Những trường hợp không nên tắm cho trẻ bị sốt
Bước 1: Đo nhiệt độ cơ thể con trước khi tắm
Để chắc chắn lại trẻ bị sốt hay không, hãy tiếp tục cặp nhiệt độ cho trẻ trước khi tắm để có phương pháp tắm hợp lý cho trẻ.
Bước 2: Chuẩn bị
Phòng tắm: Đóng kín cửa phòng tránh gió lùa.
Nước tắm: Pha nước tắm cho trẻ chú ý nhiệt độ nước tắm cho trẻ thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ là 2 độ C (luôn giữ nhiệt độ của nước tắm ổn định như nhiệt độ pha ban đầu).
Bước 3: Tắm cho con
Vệ sinh vùng đầu: Mẹ cần gội đầu thật nhanh cho trẻ. Lấy khăn mềm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy. Cuối cùng lấy khăn sạch lau khô vùng đầu của trẻ.
Vệ sinh vùng thân: Trẻ sơ sinh bị sốt ra nhiều mồ hôi, nếu không được tắm rửa cẩn thận thì rất dễ bị mắc các bệnh ngoài da do vi khuẩn tích tụ gây hại. Khi tắm, mẹ có thể cho trẻ ngồi trong chậu hoặc trong bồn tắm, sử dụng vòi hoa sen để dội nước lên cơ thể trẻ.
Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi, da của trẻ còn mỏng và dễ bị kích ứng thì mẹ không nên cho con sử dụng sữa tắm.
Khi con trên 6 tháng tuổi thì mẹ mới sử dụng sữa tắm để vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ (lưu ý sữa tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên).
Sau khi tắm
Mẹ lấy nước ấm dội nhẹ lên người con để loại bỏ tất cả bọt bám trên cơ thể con. Cuối cùng mẹ lấy khăn choàng lau khô người trẻ trước khi cho con mặc quần áo.
Trường hợp mẹ không muốn tắm cho con khi con bị sốt thì mẹ cần phải lấy khăn mềm lau sạch cơ thể và mặc quần áo thoáng mát cho trẻ
Thời gian tắm cho trẻ khi bị sốt không nên quá lâu, Tắm cho trẻ từ đầu trở xuống trong khoảng 5 phút.
Nếu vào mùa đông thì thời gian thích hợp tắm cho trẻ bị sốt vào buổi sáng là 9 - 11h, buổi chiều từ 15 - 17h. Nếu vào mùa hè, thời gian tắm cho trẻ vào buổi sáng là 8 - 10h, buổi chiều 16 - 18h.
Sau khi trẻ tắm xong, mẹ cần bổ sung nhiều nước cho trẻ để trẻ bù lượng nước trẻ mất đi trong quá trình bị sốt. Song song với việc tắm cho con thì cha mẹ cũng cần cho con uống thuốc hạ sốt. Thuốc này phải do bác sĩ kê đơn và có hướng dẫn sử dụng, liều lượng cụ thể.
Nếu trẻ bị sốt phát ban cha mẹ cũng không cần phải kiêng tắm cho trẻ. Thay vào đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi bị sốt phát ban, khi tắm cho trẻ các mẹ cần lưu ý:
Thanh Hoa
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.