Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không hay mang bệnh suốt đời?

Ngày 15/09/2022
Kích thước chữ

Tăng động giảm chú ý (ADHD) chứng rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Vậy rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ? Tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder - viết tắt là hội chứng ADHD) là một rối loạn sinh học thần kinh, đặc trưng bởi sự thiếu tập trung chú ý rõ rệt kết hợp với những hành vi hiếu động, tăng hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế ở trẻ.

Tăng động giảm chú ý thường kéo dài lâu, có khoảng 65% trẻ bị tăng động giảm chú ý vẫn tiếp tục tồn tại triệu chứng khi trưởng thành. Nếu phát hiện muộn, việc can thiệp chữa tăng động giảm chú ý sẽ gặp rất nhiều khó khăn, dần dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nghiên cứu tại 102 quốc gia trên thế giới cho thấy có khoảng 6,5% trẻ em mắc rối loạn này, và con số này ngày càng tăng trong 2 năm ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không hay mang bệnh suốt đời? 1 Số trẻ mắc tăng động giảm chú ý có xu hướng ngày càng gia tăng

Theo ghi nhận từ các trường mẫu giáo, các trường tiểu học tại Việt Nam, số lượng trẻ hiếu động, nghịch hơn bình thường này càng phổ biến khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Đáng lo ngại hơn, có không ít phụ huynh vẫn chưa nhận thức rõ về chứng rối loạn này và cho rằng biểu hiện của trẻ là hoàn toàn bình thường. Điều này khiến việc can thiệp chậm trễ và gặp nhiều khó khăn. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có biểu hiện như thế nào và tăng động giảm chú ý có chữa được không hay sẽ theo trẻ suốt đời?

Trẻ bị tăng động giảm chú ý khác gì so với trẻ bình thường?

Một đứa trẻ mắc chứng ADHD thường sẽ có những khác biệt tương đối về bộ não so với những trẻ bình thường khác. Hội chứng này khiến trẻ hay bị phân tâm, khó có thể tập trung vào một hoạt động trong khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, trẻ còn có xu hướng chạy nhảy lăng xăng, vận động không biết mệt mỏi, khó kiểm soát được hành động, điển hình là việc không nghe lời người lớn. 

Hiện nay, dù chưa xác định rõ nguyên nhân phổ biến của rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng có rất nhiều yếu tố tác động như di truyền, bệnh lý trong thai kỳ, tổn thương não trong quá trình sinh, trẻ sinh non hay sử dụng một số loại thuốc. Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến môi trường sống và cách nuôi dạy con như không gian sống chật chội, ồn ào; trẻ được xem tivi, hoạt hình từ sớm với tần suất dày đặc…

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không hay mang bệnh suốt đời? Trẻ thường đứng ngồi không yên, né tránh các hoạt động tư duy

Tăng động giảm chú ý có chữa được không phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh và các hành vi của trẻ. Cha mẹ có thể phát hiện trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý nếu có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị tăng động: Thường hay bồn chồn không yên, chạy nhảy leo trèo khỏi vị trí ổn định. Do đó, trẻ thường gặp khó khăn khi chơi hoặc tham gia hoạt động tĩnh. Với các trẻ đã có ngôn ngữ thường có tình trạng nói quá nhiều, chen ngang khi người khác đang nói…
  • Trẻ bị giảm chú ý thường dễ mất tập trung do tác động bên ngoài. Ngoài ra, trẻ dễ mắc lỗi, không cẩn thận, không tập trung tỉ mỉ; thường quên đồ dùng, đồ chơi. Đặc biệt, trẻ có xu hướng né tránh và không hào hứng với các hoạt động đòi hỏi nỗ lực tư duy.

Theo các bác sĩ, nếu trẻ dưới 12 tuổi có những biểu hiện này kéo dài trên 6 tháng, xảy ra cả ở nhà, trường học và nơi công cộng. Đồng thời, rối loạn này cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ của trẻ thì có thể chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý.

Chứng tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Nếu trẻ bị tăng động giảm chú ý do nguyên nhân từ môi trường sống, do tâm lý thì hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu can thiệp sớm và đúng phương pháp. Còn đối với những trẻ bị ADHD do bệnh lý, di truyền thì khả năng chữa dứt điểm là không cao. Mặc dù vậy, những triệu chứng của tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể được kiểm soát, giảm thiểu nhờ vào các biện pháp can thiệp, hỗ trợ giáo dục hợp lý, thậm chí cho trẻ sử dụng thuốc nếu cần thiết.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không hay mang bệnh suốt đời? 2 Can thiệp đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện triệu chứng bệnh

Khi nghi ngờ trẻ bị ADHD cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế có chuyên môn để bác sĩ đánh giá và chẩn đoán, từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với hoàn cảnh của từng trẻ. Trong đó, 2 phương pháp nền tảng là cải thiện hành vi và sử dụng thuốc.

Tăng động giảm chú ý có chữa được không phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ, người chăm sóc. Bởi xác định được nguyên nhân gây chứng ADHD càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Nhờ đó trẻ có thể tái hòa nhập cộng đồng ở mức tốt và sớm nhất.

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Chứng tăng động giảm chú ý nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra những thói quen xấu cho trẻ và ảnh hưởng tới tương lai của trẻ như:

  • Học tập kém: Sự nghịch ngợm, kém tập trung khiến trẻ dễ bị phân tâm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của trẻ. Hơn nữa, trẻ cũng gặp khó khăn và bị giới hạn ở các môn học đòi hỏi sự phức tạp, tính toán. 
  • Có xu hướng bạo lực do tính cách nóng nảy, bồng bột, hay cáu giận vô cớ.
  • Dễ sa vào tệ nạn xã hội như đua xe, trộm cắp, lạm dụng rượu, bia, chất gây nghiện…
  • Thường rơi vào lo âu, trầm cảm, sức khỏe thể chất và tinh thần kém.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không hay mang bệnh suốt đời? 4 Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được hay không còn phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ

Mặc dù đã hiểu rõ tăng động giảm chú ý có chữa được không, tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá chủ quan, bởi nếu không được kiểm soát tốt hành vi của trẻ sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Để tránh những hệ lụy sau này, ngay từ khi trẻ còn nhỏ cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen tốt, dành thời gian chơi cùng con và cho trẻ đi khám ngay nếu phát hiện những biểu hiện bất thường.

An An

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin