Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ bị yếu cơ chân: Nhận biết dấu hiệu bất thường

Ngày 07/08/2023
Kích thước chữ

Trẻ bị yếu cơ chân là một biểu hiện của bệnh nhược cơ, khiến cho việc vận động của trẻ trở nên khó khăn và hạn chế. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị yếu cơ chân có vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con.

Sự năng động và tinh nghịch của trẻ con có thể gặp khó khăn ở trẻ bị yếu cơ chân, khiến cho khả năng vận động bị hạn chế. Để đảm bảo rằng con bạn phát triển khỏe mạnh và tự tin trong cuộc sống, việc nhận biết dấu hiệu bất thường của tình trạng này sẽ giúp bạn kịp thời tìm kiếm sự chăm sóc và điều trị thích hợp.

Cách nhận biết trẻ bị yếu cơ chân

Trẻ bị yếu cơ chân là biểu hiện của bệnh nhược cơ ở trẻ nhỏ, còn gọi là Myasthenia gravis, là một bệnh tự miễn dịch có khả năng làm ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu tại các điểm nối giữa thần kinh và cơ bắp, gây suy yếu hoạt động của hệ cơ.

Thường thì, cơ thể người hoạt động nhờ vào acetylcholin - một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh đến cơ. Tuy nhiên, khi bị bệnh nhược cơ, cơ thể sản xuất kháng thể tấn công acetylcholin, làm giảm lượng chất này và làm suy yếu sự tương tác của acetylcholin với cơ bắp. Do đó, tín hiệu thần kinh không được truyền đi một cách hiệu quả, gây ra tình trạng yếu cơ và liệt cơ.

Nguyên nhân gây ra yếu cơ chân

Trẻ bị yếu cơ chân hay bệnh nhược cơ ở trẻ em có thể xuất phát từ một vấn đề trong quá trình truyền tín hiệu giữa thần kinh và cơ bắp. Trong bệnh nhược cơ ở trẻ em, các kháng thể trong hệ thống miễn dịch có thể cản trở, thay đổi hoặc phá hủy các thụ thể acetylcholine tại điểm nối thần kinh cơ, từ đó ngăn sự co bóp cơ bắp diễn ra. Hệ thống miễn dịch sản xuất các kháng thể này.

tre-bi-yeu-co-chan-nhan-biet-dau-hieu-bat-thuong.jpg
Trẻ bị yếu cơ chân là tình trạng trẻ gặp vấn đề trong quá trình truyền tín hiệu giữa thần kinh và cơ chân

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh nhược cơ ở trẻ em cũng có thể bao gồm:

  • Yếu tố di truyền.
  • Có u tuyến ức.
  • Trẻ đang mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Trẻ đang trong quá trình điều trị bệnh tim mạch.

Trẻ bị yếu cơ chân có nguy hiểm không?

Trẻ bị yếu cơ chân có nguy hiểm không tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ. Mặc dù có thể điều trị, nhưng nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của con sau này.

Trẻ bị yếu cơ chân cũng sẽ gây ra tình trạng khó khăn vận động, mệt mỏi, ăn uống kém và giảm khả năng hấp thụ ở trẻ, tình trạng này kéo dài sẽ vô cùng nguy hiểm.

Cần làm gì khi trẻ bị yếu cơ chân?

Trẻ bị yếu cơ chân có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trẻ cần được thăm khám và chẩn đoán hình ảnh với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý đến những yếu tố có thể làm tình trạng bệnh trở nặng và hỗ trợ trẻ tránh xa những nguy cơ này:

Chăm sóc dinh dưỡng: Đảm bảo trẻ được cung cấp khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng, giúp tăng sức đề kháng và phục hồi cơ bắp.

Phòng tránh nhiễm khuẩn: Bệnh nhược cơ là bệnh tự miễn dịch, do đó việc bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm khuẩn cũng quan trọng. Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh truyền nhiễm và duy trì vệ sinh cá nhân là cách tốt để ngăn chặn sự gia tăng của triệu chứng.

tre-bi-yeu-co-chan-nhan-biet-dau-hieu-bat-thuong-1.jpg
Duy trì vệ sinh cá nhân là cách tốt để ngăn chặn sự gia tăng của triệu chứng

Không tự ý sử dụng thuốc: Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế miễn dịch, vì việc này có thể làm tình trạng bệnh trở nặng. Không nên ngừng thuốc khi đang trong quá trình điều trị và không kết hợp sử dụng thuốc tây y và đông y mà không có sự đồng ý từ bác sĩ.

Theo các bác sĩ, triển vọng điều trị hiệu quả cho trẻ mắc bệnh nhược cơ ngày càng có tiềm năng. Khoảng 30% trẻ không cần phải cắt bỏ tuyến ức (thuộc quá trình sản xuất acetylcholin), và có tới 40% trẻ sau khi cắt bỏ tuyến ức hoàn toàn khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và theo đúng phương pháp, bệnh này có thể gây nguy hiểm.

Khi nào cần đi bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng của trẻ bị yếu cơ chân, hoặc trong quá trình điều trị bệnh càng trở nên nặng hơn, xuất hiện các biểu hiện như khó nuốt, khó thở, mất khả năng vận động, hay có triệu chứng liên quan đến hệ thống hô hấp, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.

tre-bi-yeu-co-chan-nhan-biet-dau-hieu-bat-thuong-2.jpg
Khi xuất hiện dấu hiệu trẻ mất khả năng vận động, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức

Việc nhận biết các dấu hiệu bất thường của trẻ bị yếu cơ chân có thể giúp bạn đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho con yêu.

Xem thêm: Bệnh nhược cơ nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.