Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thị Ánh
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, một câu hỏi mà nhiều phụ huynh thường xuyên đặt ra là “Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?”
Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh. Một trong những vấn đề mà nhiều cha mẹ lo lắng là khi trẻ đang uống kháng sinh có thể tiêm phòng được không?
Câu hỏi "Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?" là một trong những mối quan tâm phổ biến của các bậc phụ huynh khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Để trả lời chính xác câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ cơ chế hoạt động của kháng sinh và vắc xin. Cụ thể như sau:
Kháng sinh là các chất hóa học được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, bằng cách tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Cơ chế hoạt động của kháng sinh phụ thuộc vào loại kháng sinh cụ thể và loại vi khuẩn mà chúng tấn công.
Theo đó, kháng sinh sẽ hoạt động dựa trên cơ chế nhắm đích vào các thành phần cấu tạo nên vi khuẩn để tấn công và tiêu diệt chúng hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Vắc xin chứa một phần nhỏ các yếu tố của mầm bệnh như vi khuẩn hoặc virus đã được làm yếu đi hoặc bất hoạt. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể chủ động và giúp hệ miễn dịch nhận diện mầm bệnh cũng như chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với chúng nếu gặp phải trong tương lai.
Cơ thể "học" cách nhận diện mầm bệnh mà không cần phải trải qua quá trình mắc bệnh thực sự. Điều này giúp hệ miễn dịch chuẩn bị tốt hơn để tiêu diệt mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể trong tương lai. Vậy trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
Như đã nói ở trên, để trả lời được câu hỏi “Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?”, chúng ta cần nắm rõ được cơ chế hoạt động của kháng sinh và vắc xin cũng như mối liên hệ của chúng.
Như đã đề cập bên trên, kháng sinh hoạt động bằng cách tấn công và phá hủy thành tế bào hoặc ngăn chặn quá trình tổng hợp protein hoặc ức chế quá trình sản xuất DNA/ARN của vi khuẩn. Trong khi đó, vắc xin hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể đặc hiệu nhằm chống lại tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc virus, đồng thời “ghi nhớ” quá trình hình thành miễn dịch để bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đó trong tương lai.
Như vậy, có thể thấy rằng, kháng sinh và vắc xin có cơ chế hoạt động hoàn toàn không giống nhau. Do đó, việc tiêm vắc xin khi đang sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không làm ảnh hưởng đến đáp ứng của hệ miễn dịch đối với loại vắc xin đó, ngoại trừ vắc xin thương hàn điều chế ở dạng uống. Vì thế, với thắc mắc “Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?” thì câu trả lời là có nhé, miễn là sức khỏe tổng thể của trẻ bình thường.
Bên cạnh đó, trước khi tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào, bác sĩ sẽ thăm khám và sàng lọc sức khỏe toàn trạng của người tiêm để đánh giá xem người tiêm có đủ điều kiện tiêm chủng ngay tại thời điểm này không.
Dưới đây là những lưu ý cần thiết trước và sau khi tiêm phòng cho trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh, bao gồm:
Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Câu trả lời là có thể, tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào loại kháng sinh mà trẻ đang sử dụng, tình trạng sức khỏe của trẻ và loại vắc xin cần tiêm. Trong hầu hết các trường hợp, việc tiêm phòng vẫn có thể tiến hành nhưng cần có sự giám sát, tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...