Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Sữa mẹ làm từ gì? Những lợi ích của sữa mẹ

Ngày 25/06/2024
Kích thước chữ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá, hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không chỉ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng mà còn là “sợi dây” gắn kết tình mẫu tử cho mẹ và bé. Tìm hiểu ngay về sữa mẹ làm từ gì qua bài viết dưới đây.

Các bác sĩ đều khuyến cáo các bà mẹ nên cho bé bú sữa mẹ trong những giai đoạn đầu đời. Vậy, có bao giờ bạn thắc mắc không biết sữa mẹ làm từ gì mà lại quan trọng với trẻ sơ sinh đến thế? Sữa mẹ có chứa những thành phần đặc biệt nào không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Sữa mẹ làm từ gì? Quá trình sản xuất sữa mẹ

Sữa mẹ làm từ gì là thắc mắc của nhiều người. Sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học, tinh vi trong cơ thể thông qua tuyến vú người mẹ chính là “nhà máy” hiện đại bậc nhất với quy trình tối ưu để sản xuất sữa mẹ. Quá trình tạo sữa mẹ có sự tham gia của 4 loại hormone là estrogen, prolactin, progesterone và oxytocin, với 3 giai đoạn chính sau đây:

  • Giai đoạn chuẩn bị sản xuất sữa: Hai hormone estrogen và progesterone được tăng lên bởi nhau thai, hoạt động mạnh giúp các ống dẫn sữa phát triển, giúp bầu ngực mẹ tròn đầy hơn. Sữa non bắt đầu được hình thành. Giai đoạn này diễn ra từ tuần thứ 16 của thai kỳ đến vài ngày sau khi mẹ sinh con.
  • Giai đoạn sản xuất sữa tăng cường: Ngay sau khi sinh con, nhau thai bong ra, 2 hormone tham gia quá trình chuẩn bị tạo sữa sẽ giảm rất nhanh. Thay vào đó hormone prolactin sẽ được kích hoạt khi trẻ bú mẹ. Lúc này prolactin đi vào máu, đến vú, giúp hoạt động sản xuất sữa diễn ra. Lượng sữa tăng nhanh, có thể gây căng nhức bầu ngực của mẹ.
  • Giai đoạn tiết sữa: Khi trẻ bú mẹ, ngoài kích thích cơ thể mẹ giải phóng hormone prolactin, còn giúp giải phóng đồng thời hormone oxytocin. Trong đó, prolactin tác động quá trình tạo sữa; oxytocin có vai trò như ống dẫn sữa, đưa sữa đến núm vú. Từ đó, trẻ bú sữa mẹ thật dễ dàng.
Giải đáp: Sữa mẹ làm từ gì? 2
Sữa mẹ làm từ gì là thắc mắc của nhiều người

Sự thay đổi của sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, phù hợp nhất cho bé, bởi trong sữa mẹ chứa đầy đủ dưỡng chất quan trọng, cần thiết với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu của hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ, như: Protein, lipid, carbohydrate, oligosaccharide, vitamin, khoáng chất,kháng thể, enzyme, hormone,... Không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa đựng những điều kỳ diệu, giúp con trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Như đã nêu trên, sữa non được hình thành trong thời gian thai kỳ và chấm dứt sau sinh 2 - 3 ngày. Sữa non chính là vaccine tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ, không hề có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào. Sở dĩ có được đặc điểm đặc biệt này là do sữa non chứa nhiều dưỡng chất quan trọng có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh ngay từ những tháng đầu đời. Do vậy, các bà mẹ đều được khuyến cáo phải cho trẻ bú sữa non ngay khi chào đời, tạo cơ sở vững chắc để trẻ phát triển tốt sau này. 

Giải đáp: Sữa mẹ làm từ gì? 3
Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Tiếp theo là giai đoạn chuyển tiếp từ 3 - 7 ngày, sữa mẹ sẽ thay đổi thành phần và tăng nhanh về số lượng. Sau 2 tuần, sữa mẹ sẽ dần chuyển thành sữa trưởng thành, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh. Đến giai đoạn trẻ ăn dặm, lượng sữa mẹ lại giảm nhưng sẽ tăng tiết thêm các chất miễn dịch và chất béo. Nhìn chung lại, sữa mẹ đã có những thay đổi cả về số lượng, chất lượng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Không chỉ thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ, sữa mẹ còn có thể thay đổi ngay trong một lần trẻ bú mẹ. Trong kỳ sữa đầu lúc trẻ bắt đầu bú, lượng sữa được tiết ra nhiều hơn. Đến kỳ sữa cuối, thành phần trong sữa lại thay đổi, nhiều chất dinh dưỡng hơn. Do vậy, các mẹ nên cho trẻ bú đều hai bên vú, giúp trẻ luôn no đủ về số lượng và chất lượng sữa.

Giữa ban ngày và ban đêm sữa mẹ cũng có những thay đổi nhất định về thành phần, số lượng với mục đích giúp trẻ có đủ sữa để phát triển và có giấc ngủ sâu về ban đêm. Sự thay đổi này không chỉ có tác dụng tốt cho trẻ mà còn giúp mẹ có thêm thời gian hồi phục sức khỏe sau sinh. Đêm, con ngủ ngon, sâu thì mẹ cũng được ngủ ngon.

Giải đáp: Sữa mẹ làm từ gì? 4
Mẹ nên cho bé bú sữa đều cả hai bên

Những lợi ích của sữa mẹ

Có rất nhiều lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ. Bé vừa nhận được nhiều chất dinh dưỡng, mẹ cũng mau chóng hồi phục sức khỏe và vóc dáng hơn. Ngoài ra, còn có các lợi ích khác cho bé.

Sữa mẹ có khả năng nhận biết và phản ứng nhanh khi phát hiện cơ thể trẻ có hiện tượng vi khuẩn hay virus xâm nhập. Khi đó sữa mẹ sẽ lập tức thay đổi thành phần, tiết thêm kháng thể, giúp trẻ kháng lại một cách hiệu quả nhất đối với mầm bệnh. Điều này rất quan trọng vì trong những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện, chưa đủ sức một mình chống các tình trạng bị nhiễm khuẩn.

Sữa mẹ chứa một số hoạt chất hóa học đặc trưng, hỗ trợ tốt cho trẻ sơ sinh chống lại một số bệnh tật như viêm tai giữa; nhiễm trùng đường hô hấp; bảo vệ đường ruột, hệ tim mạch; da ít bị chàm, dị ứng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Sữa mẹ giúp trẻ thông minh hơn. Trong sữa mẹ chứa nhiều chất béo giúp cho mô thần kinh trẻ phát triển tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những trẻ được cho bú sữa mẹ đến 2 năm đầu đời, trẻ sẽ phát triển trí não tốt, thông minh hơn với chỉ số IQ cao, tiếp thu nhanh nhạy, tư duy nhạy bén hơn.

Khi bú mẹ, sự ấm áp do tiếp xúc gần gũi giữa trẻ và cơ thể mẹ tạo nên sự gắn kết thiêng liêng, đem đến cho trẻ cảm giác yêu thương, cơ sở để trẻ có tâm hồn đẹp khi trưởng thành.

Sữa mẹ không chỉ có tác dụng kỳ diệu với trẻ, mà còn đem đến cho chính mẹ những tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Trước tiên, do cho con bú nên mẹ tiêu thụ nhiều năng lượng, giúp giảm cân sau sinh rất hiệu quả, nhanh chóng lấy lại vóc dáng gọn gàng như lúc chưa mang thai. 

Song song đó, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể mẹ được kích thích giải phóng ra nhiều hơn, giúp tử cung trong thời kỳ mang thai giãn nở nhiều sẽ được co lại ở kích thước cũ. Điều đáng mừng nữa là những mẹ cho con bú sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, viêm khớp, các bệnh lý về phụ khoa, ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, khi cho con bú đem đến cho mẹ nhiều cảm xúc tích cực, không bị tình trạng trầm cảm sau sinh.

Giải đáp: Sữa mẹ làm từ gì? 5
Bú sữa mẹ sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn

Vì những tác dụng kỳ diệu của sữa mẹ đối với trẻ và mẹ, các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trong giai đoạn ăn dặm và sau đó, vẫn nên cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi. Hy vọng bài viết trên đã không chỉ giúp mẹ bỉm giải đáp được thắc mắc sữa mẹ làm từ gì mà còn thấy được sự quan trọng từ việc cho bé bú sữa mẹ.

Xem thêm: Chế độ ăn cho mẹ sau sinh để cơ thể mẹ phục hồi, có đủ sức chăm con

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin