Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Trẻ em mắc Covid uống thuốc gì? Cách chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà

Ngày 26/12/2023
Kích thước chữ

Việc quan tâm đến trẻ em mắc Covid uống thuốc gì là một vấn đề mà phụ huynh cần biết vì Covid có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu ớt. Việc nắm rõ thông tin về các loại thuốc và phương pháp chăm sóc cho trẻ em trở nên quan trọng đối với các phụ huynh.

Đại dịch Covid-19 là một biến cố lớn toàn cầu, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của toàn xã hội. Do đó, cần triển khai các biện pháp phòng và điều trị một cách kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ dịch bệnh. Không phân biệt độ tuổi, mọi người đều có thể mắc phải Covid-19, bao gồm cả người già và trẻ em. Vậy khi trẻ em mắc Covid uống thuốc gì?

Điều kiện cho phép chăm sóc tại nhà với trẻ em nhiễm Covid-19

Trẻ em dưới 16 tuổi bị mắc Covid-19 được xác định thông qua xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên, có thể thực hiện bởi người chăm sóc tại nhà hoặc bởi nhân viên y tế, cơ sở y tế. Điều kiện tiêu chuẩn để cho phép chăm sóc trẻ tại nhà bao gồm:

  • Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi).
  • Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị và ổn định.
  • Người chăm sóc (bố, mẹ, người thân,...) cần có khả năng chăm sóc trẻ, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, và có khả năng liên lạc với nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
Mắc Covid-19 được xác định thông qua xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên
Xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên xác định nhiễm Covid 19

Trẻ em mắc Covid uống thuốc gì?

Bộ Y tế đã công bố "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà cho trẻ em mắc Covid-19". Trong tài liệu này, Bộ Y tế cung cấp hướng dẫn cho các phụ huynh về cách sử dụng một số loại thuốc quan trọng cho việc trẻ em mắc Covid uống thuốc gì? Đây là các thuốc điều trị được khuyến nghị cho trẻ em trong tình huống chăm sóc tại nhà.

Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên

Đối với Paracetamol, liều lượng khuyến nghị là 10-15 mg/kg mỗi lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách nhau tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần lặp lại (hoặc sử dụng liều dựa trên tuổi), có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ nếu nhiệt độ cơ thể vẫn còn cao. Lưu ý rằng tổng liều thuốc không nên vượt quá 60 mg/kg/ngày.

Dưới đây là hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em dựa trên độ tuổi (nên chỉ sử dụng khi không biết cân nặng):

  • Dưới 1 tuổi: Sử dụng Paracetamol 80mg, 1 gói mỗi lần, 4 lần/ngày.
  • Từ 1 đến dưới 2 tuổi: Sử dụng Paracetamol 150mg, 1 gói mỗi lần, 4 lần/ngày.
  • Từ 2 đến dưới 5 tuổi: Sử dụng Paracetamol 250mg, 1 gói mỗi lần, 4 lần/ngày.
  • Từ 5 đến 12 tuổi: Sử dụng Paracetamol 325mg, 1 viên mỗi lần, 4 lần/ngày.
  • Trên 12 tuổi: Sử dụng Paracetamol 500mg, 1 viên mỗi lần, 4 lần/ngày.
Trẻ em mắc Covid uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh
Trẻ em mắc Covid uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

Thuốc cân bằng điện giải trong trường hợp mất nước

Tình trạng mất nước thường do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (phải pha và sử dụng đúng hướng dẫn). Trong trường hợp trẻ không muốn uống Oresol, có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây. Tránh sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước. Tăng cường dinh dưỡng, duy trì chế độ ăn uống đủ chất, và gia tăng khẩu phần trái cây tươi và rau xanh.

Sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

  • Ho: Có thể sử dụng các thuốc giảm ho, ưu tiên là những loại thuốc từ thảo mộc.
  • Nắng mũi, sổ mũi: Sử dụng nước rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9%.
  • Đối với tình trạng tiêu chảy: Sử dụng men vi sinh và men tiêu hóa.

Với trẻ đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú, hãy tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bộ Y tế khuyến cáo rằng các phụ huynh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kích thích miễn dịch, kháng sinh, kháng viêm,... cho trẻ mắc Covid-19 khi đang chăm sóc tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời gian cách ly và điều trị đủ là 7 ngày, và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc do người chăm sóc và trẻ tự thực hiện tại nhà.

Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm vẫn dương tính, thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 theo quy định.

Cách chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà hiệu quả

Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ cần ở bên và theo dõi liên tục trẻ mà không nên trở nên quá lo lắng, hãy tạo cho trẻ một không gian thoải mái. Khi trẻ có sốt trên 38,5 độ C, cha mẹ cần thực hiện các bước sau:

  • Sử dụng Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, dấu hiệu bổ sung đủ nước bao gồm nước tiểu có màu trong và môi không khô.
  • Sử dụng khăn ấm chườm cổ, nách, và bẹn cho trẻ. Tránh tắm nước lạnh cho trẻ.
  • Chọn quần áo thoáng mát cho trẻ, tránh việc ủ ấm quá mức vì sợ trẻ lạnh, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ.
Khi mắc Covid, bổ sung nước đầy đủ cho trẻ là một điều cần thiết
Khi mắc Covid, bổ sung nước đầy đủ cho trẻ là một điều cần thiết

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý đến các điểm sau:

  • Nếu trẻ đau đầu, có thể là do mất ngủ hoặc sốt cao. Hãy tập trung vào việc giảm sốt và cho trẻ nghỉ ngơi, chơi nhẹ nhàng, tránh cho trẻ xem tivi hay sử dụng điện thoại.
  • Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, và tăng cường trái cây tươi, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều một lần, hãy chia nhỏ các bữa ăn để trẻ dễ hấp thụ.

Hãy giữ tâm lý và không quá hoang mang khi bé bị nhiễm virus SARS-CoV-2 (F0), vì qua đây, các bậc phụ huynh đã nắm được phần nào trẻ em mắc Covid uống thuốc gì và cách chăm sóc trẻ mắc Covid tại nhà. Việc duy trì tâm lý và sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng nhất để gia đình có thể an tâm hơn trong bối cảnh dịch bệnh.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm