Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ ho có đờm không sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 08/04/2022
Kích thước chữ

Trẻ ho có đờm không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến hô hấp. Do đó tìm ra nguyên nhân gây ho không sốt là điều quan trọng hơn hết để có cách điều trị thích hợp nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết những bệnh lý nào khiến trẻ ho có đờm nhưng không bị sốt nhé.

Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu nên dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng thường thấy như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt,... Nếu phát hiện trẻ ho nhiều có đờm không sốt thì có nguy cơ trẻ mắc một trong những bệnh dưới đây:

Nguyên nhân liên quan đến trẻ bị ho có đờm không sốt

Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thông thường là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm nhưng không kèm theo sốt ở trẻ. Khi bị cảm, trẻ sẽ chảy nước mũi, thở khò khè, hắt hơi, đôi khi sốt nhẹ. Ngoài ra, cảm lạnh sẽ khiến cơ thể bé mệt mỏi và chán ăn. Nguyên nhân là do sự tấn công của vi khuẩn, virus qua các đường mũi họng gây nên. 

Trẻ ho có đờm không sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1 Ho có đờm do cảm lạnh là triệu chứng thường gặp ở trẻ nên có thể không gây sốt

Viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Căn bệnh này chủ yếu do virus hợp bào hô hấp gây viêm đường hô hấp dưới và thúc đẩy tiết ra một lượng lớn chất nhầy tồn đọng trong phổi. Lúc này trẻ có dấu hiệu thở khò khè có nhiều đờm kèm theo. Trẻ bị viêm phế quản cấp thường không sốt và không có triệu chứng nghiệm trọng nào khi mới phát bệnh. Tuy nhiên tình trạng sốt có thể xảy ra sau khi virus ngày càng phát triển.

Viêm tắc thanh quản

Trẻ bị ho có đờm do viêm thanh quản thường gặp vào mùa lạnh. Bệnh do virus lây lan qua đường hô hấp, khiến cổ họng sưng lên và ống khí quản bị thu hẹp khiến thở khó khăn hơn, tình trạng sẽ tồi tệ hơn vào ban đêm. Bệnh có biểu hiện ho khan, không sốt, không chảy nước mũi. Những trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất.

Chảy dịch mũi

Dịch mũi có thể hiểu là chất nhầy chảy xuống họng gây ho nên không gây sốt. Bệnh có triệu chứng rất giống với cảm lạnh nên mẹ có thể nhầm lẫn. Nguyên nhân phổ biến nhất khi trẻ bị chảy nước mũi là do dị ứng hoặc thời tiết khô, thiếu độ ẩm, cơ thể sẽ cố gắng tạo ra nhiều chất nhờn để đào thải chất độc ra ngoài.

Viêm họng cấp

Viêm họng cấp có thể khiến trẻ ho có đờm nhưng không sốt. Viêm họng là khi niêm mạc họng của trẻ bị sưng tấy do virus cúm hay sởi hoặc vi khuẩn gây nên. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, với các biểu hiện như đau rát cổ họng, ho có đờm, sổ mũi,... Ban đầu trẻ không sốt, nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể sốt cao lên đến 40 độ C.

Trẻ ho có đờm không sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2 Viêm họng cũng là một trường hợp khiến trẻ ho có đờm không sốt ở giai đoạn đầu

Trẻ ho có đờm không sốt có gây nguy hiểm không?

Nếu trẻ có sức đề kháng tốt thì với tình trạng bé bị ho có đờm nhưng không sốt bình thường sẽ khỏi sau 2 - 3 ngày chăm sóc. Nhưng trẻ có sức khỏe yếu thì tình trạng bệnh có thể tiến triển rất nhanh, tuy nhiên nhìn chung không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu các dấu hiệu này có liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp thì nên khám bác sĩ để được kê thuốc chữa trị thích hợp.

Một điều cần lưu ý với ba mẹ là không được tự ý cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc ho nào nếu không biết rõ nguyên nhân là gì. Trẻ cần được điều trị đúng quy trình với từng loại bệnh. Một số trường hợp đã khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn do tự ý sử dụng thuốc. Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên mẹ có thể trị ho bằng các nguyên liệu thiên nhiên tại nhà nếu trẻ chỉ ho ra đờm mà không bị sốt.

Cách chăm sóc bé ho có đờm nhưng không sốt tại nhà

  • Cho trẻ uống nhiều nước còn với trẻ sơ sinh thì cho trẻ bú đủ mỗi ngày.
  • Mẹ chuẩn bị cho trẻ những món ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá.
  • Hạn chế các thức ăn chứa nhiều thịt, tôm, cua vào lúc này thay vào đó là bổ sung trứng, cá, sữa, rau xanh và trái cây tươi. 
  • Giữ ấm cho cơ thể trẻ vào mùa lạnh hoặc không để điều hoà quá lạnh.
  • Rửa mũi bằng nước muối mỗi ngày hoặc dùng máy hút đờm nếu trẻ không thể tống đờm ra ngoài.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, hoá chất độc hại,...
  • Điều trị tận gốc những bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm,... để tránh biến chứng thành các bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Với trẻ trên 3 tuổi ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ dùng nước muối súc miệng mỗi ngày để bảo vệ miệng, họng.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Tình trạng ho có đờm không kèm theo sốt thường không gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt khi trẻ ho có đờm sẽ khiến dịch nhầy tích tụ trong họng gây khó thở và nhiều hệ quả khác. Sau đây là một số triệu chứng có thể nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám sớm, đó là:

  • Trẻ ít bú hoặc bỏ bú, chán ăn.
  • Trẻ ngủ nhiều mê man.
  • Cơ thể bị co giật, sốt cao, đổ nhiều mồ hôi.
  • Trẻ khó thở hay thở nhanh hơn bình thường.
  • Trẻ ho ra đờm đặc, có màu bất thường, có mùi hôi.
Trẻ ho có đờm không sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 3 Rửa mũi cho trẻ mỗi ngày giúp trẻ dễ thở và bảo vệ đường hô hấp

Tốt nhất khi thấy trẻ ho có đờm không sốt nhưng cứ ho liên tục 2 - 3 ngày không khỏi, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nhi gần nhất để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ho của bé để đưa ra cách điều trị an toàn nhất cho con các mẹ nhé.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Hô hấp