Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón là tình trạng các bé thường gặp phải khi ở giai đoạn sơ sinh. Nhiều chị em lần đầu làm mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi bé yêu của mình bị táo bón. Vậy táo bón là gì, khi trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Mẹ bỉm cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón, có thể là do thay đổi chế độ ăn như đang bú sữa mẹ hoàn toàn sang uống sữa bổ sung, ăn dặm, hoặc chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân gây táo bón duy nhất.
Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đi tiêu hay còn gọi là đi ngoài. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, bé có thể đi ngoài 2 - 3 lần trong một ngày. Cũng có những trẻ có số lần đi ngoài ít hơn, thậm chí vài ngày đi một lần. Với những trẻ uống sữa công thức, các bé thường đi ngoài 1 lần/ngày.
Tuy nhiên, dù số lần đi ngoài nhiều hay ít nhưng phân vẫn mềm xốp, trẻ không gặp khó khăn hay khó chịu khi đi ngoài thì quá trình đi ngoài của bé vẫn bình thường. Còn đối với những trẻ 1 - 2 ngày mới đi ngoài một lần, kèm theo đó là tình trạng phân keo dính, cứng, trẻ phải rặn khó khăn thì mẹ hãy nghĩ ngay đến táo bón.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón có rất nhiều, dưới đây là một vài nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ:
Trẻ sơ sinh có bị táo bón không? Không ai có thể tránh khỏi nguy cơ bị táo bón, bao gồm trẻ sơ sinh. Để phát hiện trẻ có bị táo bón không, ngoài việc nắm kỹ nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón thì bố mẹ cần theo dõi sát việc ăn ngủ, đi ngoài để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ. Dưới đây là một vài cách nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh:
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, số lần đi ngoài bình thường của trẻ trong một ngày là từ 2 - 3 lần. Những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít bị táo bón hơn so với những trẻ uống sữa công thức. Nếu bạn để ý thấy trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1 - 2 ngày mới đi ngoài một lần, hãy kiểm tra phân của bé, đặc biệt là trẻ mới sinh dưới 1 tháng. Nếu phân đặc hay bé phải rặn khi đi ngoài, mẹ có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị táo bón.
Một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ táo bón là nhìn vào hình dáng của phân. Phân trẻ sơ sinh bị táo bón thường có các đặc điểm nhỏ hình viên, vê tròn có màu đen hoặc xám, phân khô, không có độ ẩm. Đặc biệt, nếu thấy trong phân có máu, đó là dấu hiệu cho thấy hậu môn bé bị tổn thương do táo bón, mẹ cần phải khắc phục ngay.
Bỗng dưng trẻ trở nên quấy khóc vô cớ, biếng ăn và có các biểu hiện nhăn nhó, khó chịu, đặc biệt trong lúc đi ngoài là một trong những dấu hiệu để nhận biết bệnh táo bón sơ sinh. Một phần nguyên do trẻ chán ăn, bỏ ăn là vì thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa nên ruột lúc nào cũng đầy khiến trẻ không thèm ăn.
Vùng bụng của những trẻ sơ sinh bị táo bón lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Đó là dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang bị khó tiêu, đầy bụng.
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh cần được khắc phục sớm và nhanh chóng bởi khi trẻ bị táo bón kéo dài, phân không được đào thải ra ngoài, một số chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại và gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Bên cạnh đó, nếu không điều trị táo bón triệt để cho trẻ thì tình trạng này có thể gây tắc nghẽn đường ruột, phình đại tràng, bệnh trĩ... Vì thế, cha mẹ của trẻ sơ sinh cần theo dõi, phát hiện chứng táo bón sớm ở trẻ và tìm cách khắc phục cho con, tránh để trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Sau đây là vài biện pháp trị táo bón ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng:
Trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày, kéo dài hơn hai tuần hoặc táo bón có kèm theo sốt, tiêu phân có máu, nôn ói, bụng to phồng lên, sụt cân, đi phân kèm máu do nứt hậu môn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.
Bên cạnh đó, để hạn chế việc trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm gì thì bản thân mẹ bỉm cũng cần chú ý đến chế độ ăn sao cho đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Nhờ đó, sức đề kháng trẻ được tăng cường, trẻ ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Uyên Hồ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.