Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ở phần dưới của bài viết sau.
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh thường khiến cho các mẹ cảm thấy vô cùng lúng túng. Do đó, việc quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày là điều vô cùng quan trọng.
Nếu tình trạng vàng da xảy ra ở trẻ sơ sinh đơn thuần chỉ là vàng da sinh lý, không có sự xuất hiện của những triệu chứng bất thường khác thì nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là sự tích tụ của bilirubin.
Một khi trẻ bị vàng da, lớp hồng cầu sẽ bị phá vỡ và bilirubin sẽ được sản sinh ra. Chính bởi lượng hồng cầu được sản sinh ra khá cao ở trẻ sơ sinh và liên tục tái tạo sẽ khiến cho gan không thể lọc hết bilirubin. Điều này sẽ dẫn đến chứng vàng da sinh lý.
Khi bị vàng da sinh lý, trẻ sẽ có hiện tượng bị vàng da ở trên một vùng lớn ở cơ thể và kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác như co giật hay trẻ bỏ bú. Một số dấu hiệu điển hình đó là:
Đối với chứng vàng da sinh lý, thông thường chỉ cần 7 đến 10 ngày thì hiện tượng này sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu vàng da xuất hiện do yếu tố từ bệnh lý thì thường có 2 phương pháp được sử dụng đó là truyền máu và chiếu đèn.
Với phương pháp chiếu đèn, bé sẽ được nằm ở trong lồng chiếu đèn và giúp chuyển bilirubin trở thành một dạng dễ phân hủy và giúp cho gan được dễ dàng xử lý.
Khi trẻ có nguy cơ bị nhiễm bilirubin với mức độ cao, bác sĩ sẽ xem xét cho trẻ áp dụng biện pháp truyền máu. Khi ấy, một phần máu ở trẻ sẽ được thay thế để có thể giảm bớt bilirubin.
Nếu như trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, bên cạnh việc phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì các mẹ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để có thể đảm bảo đủ dưỡng chất cung cấp cho trẻ.
Nếu như mẹ tuân thủ nghiêm ngặt việc kiêng cữ, chỉ ăn cơm với tôm hoặc thịt rang mặn mà không dám ăn các loại thức ăn giàu chất béo và đạm thì đây là điều hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, nếu cơ thể mẹ không được cung cấp đủ chất thì chưa nói đến việc chữa bệnh vàng da cho trẻ.
Thực chất, chế độ ăn uống này khiến cho vị giác ở mẹ sẽ bị giảm dần. Mẹ sẽ trở nên khó ăn, khó tiêu, dễ bị táo bón và cơ thể thiếu năng lượng. Những bữa ăn đủ dinh dưỡng sẽ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, nhờ vậy sẽ phòng ngừa được chứng bệnh vàng da ở trẻ.
Đa số các bác sĩ sản khoa đều khuyên các sản phụ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thuộc 4 nhóm chất đó là nhóm chất đạm, nhóm chất bột đường, nhóm chất béo, nhóm khoáng chất và vitamin.
Sau mỗi bữa ăn, các mẹ có thể bổ sung thêm một số loại trái cây theo mùa cho cơ thể như bưởi, dưa hấu, bơ, chanh, táo, dứa, dưa leo…để tăng cường khả năng lọc thận, kích thích men gan và giải độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại trái cây này còn giúp cơ thể cân bằng độ PH. Nhờ vậy mà sẽ tạo điều kiện để cơ thể mẹ được tiết sữa nuôi con một cách hiệu quả.
Các loại rau xanh giàu vitamin, khoáng chất là những thực phẩm không thể thiếu được trong những bữa ăn của phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh con. Nếu như trẻ bị mắc phải hội chứng vàng da, các mẹ cần phải ưu tiên sử dụng các loại rau lá xanh ở trong thực đơn hàng ngày.
Theo đó, một số loại rau xanh thông dụng dành cho các mẹ có thể kể đến như bắp cải, rau cải xoăn, cải xoong, măng tây, bông cải xanh… Bên cạnh đó, việc tăng cường ăn nhiều rong biển và sả cũng sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ chất lượng hơn và đẩy lùi được chứng bệnh vàng da ở trẻ.
Các mẹ nên duy trì thói quen uống 8 ly nước mỗi ngày (tương đương từ 2 đến 2,5 lít nước) để giúp cơ thể được thanh lọc, giải độc gan và không để sữa nhiễm các chất độc hại. Trẻ khi bị vàng da nên tăng cường bú sữa mẹ để cơ thể nhanh chóng được phát triển và có thể phân giải hết được lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới lượng hồng cầu.
Việc uống trà thảo dược không những giúp cho sản phụ thải ra hết sản dịch mà còn tăng cường khả năng giải độc cơ thể, giúp giảm mỡ máu, làm mát gan và tăng tiết sữa. Một số loại trà thảo dược mà các mẹ có thể sử dụng như táo gai, trà cam thảo, trà gừng, trà atiso, trà mật ong và chanh…
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Trên đây là một số gợi ý về một số loại thực phẩm và đồ uống mà các mẹ nên bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để tình trạng vàng da ở trẻ được thuyên giảm rõ rệt nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.