Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa và những điều cần biết

Ngày 23/03/2024
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa là một tình trạng phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm nếu bố mẹ không biết cách khắc phục. Tham khảo bài viết này để bỏ túi cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm ngừa nhé!

Trẻ nhỏ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa là vấn đề thường gặp khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Liệu đây có phải là một vấn đề nghiêm trọng? Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu. Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay những thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa nhé!

Tại sao trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa?

Sau khi bé được tiêm ngừa, bạn có thể thấy bé ít hơn hoặc không muốn bú sữa như trước, khiến bạn lo lắng không biết vì sao. Tình trạng này thường xảy ra sau tiêm phòng và gây ra nhiều băn khoăn cho các bậc phụ huynh.

Bé bỏ bú sau tiêm phòng là một hiện tượng phổ biến và có nhiều nguyên nhân:

Phản ứng của hệ miễn dịch

Vắc xin kích thích hệ miễn dịch của bé hoạt động để tạo ra kháng thể chống lại vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh. Do đó, sau tiêm phòng, cơ thể bé phải làm việc nhiều hơn, gây mệt mỏi và giảm sức kháng. Điều này có thể khiến bé cảm thấy chán ăn và bú ít hơn, thậm chí là bỏ bú. Ngoài ra, tác dụng phụ của vắc xin như sốt và tiêu chảy cũng có thể khiến bé mất hứng thú với việc bú sữa.

Trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa và những điều cần biết 1
Trẻ sơ sinh bỏ bú sau tiêm ngừa có thể do một số tác dụng phụ của vắc xin

Trạng thái cảm xúc

Bé có thể cảm thấy sợ hãi hoặc đau đớn khi tiêm phòng, khiến bé quấy khóc nhiều hơn và mệt mỏi sau khi tiêm. Điều này cũng có thể làm bé bú ít hơn hoặc thậm chí là bỏ bú sau khi tiêm ngừa.

Dấu hiệu bé bỏ bú sau tiêm ngừa

Sau khi tiêm phòng, trẻ nhỏ và sơ sinh có thể bỏ bú hoặc bú ít hơn trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn giữa việc bé bỏ bú sau tiêm và việc bé mất tập trung khi bú. Vậy, dấu hiệu của việc bé bỏ bú sau khi tiêm ngừa là gì?

  • Bé không chịu tiếp nhận núm vú hoặc núm bình sữa sau khi tiêm ngừa.
  • Bé cảm thấy không thoải mái và khó chịu khi bú sữa.

Mẹ cần quan sát cẩn thận, tránh việc nhầm lẫn với việc bé mất tập trung khi bú. Khi bé mất tập trung, bé vẫn cố gắng bú sau khi ngậm hoặc cắn ti. Trong khi đó, việc bé bỏ bú sau tiêm ngừa thường là một ngừng lại hoàn toàn trong việc tiếp nhận núm vú hoặc núm bình sữa trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, một số mẹ cũng có thể nhầm lẫn việc bé bỏ bú sau tiêm ngừa với việc bé tự cai sữa. Tuy nhiên, việc bé tự cai sữa đột ngột rất hiếm, đặc biệt trước 2 tuổi.

Trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa và những điều cần biết 2
Mẹ cần phân biết trẻ bỏ bú do tiêm ngừa hay bé mất tập trung khi bú

Trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa có sao không?

Mặc dù việc trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 10 ngày và sau đó bé có thể trở lại việc bú sữa như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của bé. Một số hậu quả bao gồm:

  • Bé có thể phát triển chậm và sụt cân nhanh chóng.
  • Cơ thể bé có thể trở nên mệt mỏi và yếu đuối do thiếu dưỡng chất cần thiết.
  • Da của bé có thể trở nên xanh xao.
  • Tình trạng bỏ bú kéo dài có thể dẫn đến chứng chán ăn mãn tính.
  • Việc này có thể gây ra nỗi ám ảnh sâu sắc đối với việc chủng ngừa và ăn uống.

Do đó, nếu tình trạng bỏ bú của bé kéo dài sau khi tiêm ngừa, bạn nên đưa bé đi khám để được điều trị. Ngoài ra, nếu bé bỏ bú kèm theo sốt, nóng trong người, hoặc quấy khóc, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám sớm.

Trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa và những điều cần biết 3
Bỏ bú kéo dài có thể dẫn đến sụt cân, kém phát triển

Các mẹo giảm đau cho trẻ sau tiêm ngừa

Để giảm thiểu tình trạng quấy khóc và bé bỏ bú sau khi tiêm ngừa, bạn có thể tham khảo các mẹo giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho bé sau đây:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi: Sau khi tiêm ngừa, trẻ có thể khó chịu và không muốn bú. Hãy lên kế hoạch để trẻ được nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng mát mẻ và thoải mái. Điều này giúp giảm đau và mang lại hiệu quả tích cực.
  • Ôm bé: Hãy ôm bé vào lòng và giữ bé bên cạnh để đảm bảo bé được chăm sóc và bình tĩnh.
  • Tư thế cho con bú: Bé bú mẹ trong khi tiêm ngừa giúp bé ít khóc hơn và giảm đau vùng tiêm.
  • Chườm khăn sạch: Chườm khăn ướt lên vùng da bị sưng giúp giảm đau và làm dịu vùng tiêm.
  • Trò chơi: Áp dụng các trò chơi để phân tâm bé và giúp bé quên cơn đau.
  • Sử dụng đường: Cho trẻ uống một ít nước đường hoặc nhúng núm vú vào đường trước khi tiêm để giảm đau.
  • Phương pháp 5S: Áp dụng phương pháp này bao gồm quấn bé, đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp, phát âm thanh "sh", đung đưa bé và cho bé bú để giúp bé bình tĩnh và giảm đau sau tiêm ngừa.
Trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa và những điều cần biết 4
Mẹ cần tích cực ôm ấp và từ từ cho trẻ bú lại sau khi tiêm ngừa

Cách cho trẻ bú lại sau khi tiêm ngừa

Mặc dù việc trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa có thể có nhiều hậu quả nguy hiểm, nhưng cần nhớ rằng chủng ngừa là rất quan trọng và không thể bỏ qua. Thay vào đó, nếu trẻ sơ sinh bỏ bú sau tiêm ngừa, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để khắc phục tình trạng này:

  • Cho trẻ bú thường xuyên hơn nếu bé bú mẹ. Nếu bé sử dụng bình sữa, hãy chia nhỏ các bữa bú trong ngày để đảm bảo bé vẫn nhận đủ năng lượng và chất dinh dưỡng.
  • Dùng phương pháp vắt sữa đều đặn để duy trì nguồn sữa mẹ, giúp cơ thể hiểu rằng vẫn cần phải tiết sữa trong giai đoạn này.
  • Không ép trẻ bú, vì điều này có thể làm bé khó chịu và gây ra nhiều khó khăn hơn.
  • Đừng nản lòng nếu bé từ chối bú. Hãy thử cho bé bú sau một thời gian hoặc thử các phương pháp khác như bú bình hoặc dùng thìa. Mặc dù có thể khó khăn và tốn thời gian, nhưng để đảm bảo bé nhận đủ nước và chất dinh dưỡng, hãy kiên nhẫn và thực hiện thường xuyên.
  • Sau một thời gian, bạn có thể thử cho bé bú mẹ lại để quan sát phản ứng của bé.

Hy vọng những thông tin trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bỏ bú sau khi tiêm ngừa. Trường hợp trẻ bỏ bú kéo dài, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để có cách khắc phục và điều trị hiệu quả nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin