Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên nhiều người mẹ cũng rất quan tâm làm thế nào cho con bú đúng cách và hiệu quả, tránh trường hợp con bị sặc sữa. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những tư thế cho trẻ bú đúng và hiệu quả nhất.
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai hay vừa sinh con xong. Cho con bú đúng cách ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sữa trẻ có thể uống được cũng như sự thoải mái của con khi bú. Để biết những tư thế cho con bú đúng và tốt nhất, bạn hãy theo dõi bài viết sau.
Thực tế, mỗi bà mẹ sẽ có cách cho con bú riêng biệt tùy theo thói quen và độ thoải mái, hài lòng của trẻ khi bú. Dưới đây là một số tư thế cho con bú đúng cách an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo thêm.
Nói đến tư thế cho con bú đúng cách, chắc hẳn mẹ bỉm không nên bỏ qua tư thế ngả lưng, hay còn được gọi là tư thế nuôi dưỡng sinh học. Khi cho con bú bạn có thể ngả lưng ra sau thay vì nằm hẳn xuống như thông thường. Điều này sẽ giúp cả mẹ cho con bú không bị sặc và bé thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Mẹ bỉm có thể kê gối sau lưng để tăng sự thoải mái, hạn chế đau nhức khi giữ tư thế này suốt thời gian bé bú. Cách cho con bú đúng cách theo tư thế ngả lưng thực hiện như sau:
Một trong những tư thế cho con bú đúng cách mẹ nên thử là tư thế ôm nôi. Đây là tư thế cho con bú khá kinh điển và hiện lên đầu tiên mỗi khi các mẹ bỉm cho con bú. Để thực hiện cho con bú đúng cách mẹ hãy làm theo hướng dẫn sau:
Khi áp dụng tư thế cho con bú đúng cách này mẹ cũng có thể đặt gối hoặc đệm tựa lưng để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, hỗ trợ tay mẹ nâng bé đỡ mỏi, giảm áp lực lên cánh tay. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên kê gối quá cao hoặc chất liệu gối quá cứng vì sẽ giảm độ thoải mái, nhanh bị mỏi hơn.
Cơ bản, tư thế ôm chéo có độ tương đồng với tư thế ôm nôi nhưng có một số khác biệt khi cho con bú. Cụ thể là với tư thế ôm chéo, tay mẹ cần đỡ bé sao cho cơ thể bé thẳng dọc theo cánh tay còn lại. Điều này có nghĩa là mẹ bỉm sẽ dùng tay để đỡ phần vai của con, giữ đầu bé di chuyển một cách tự nhiên, nghiêng đầu nhẹ trước khi bắt đầu bú.
Tư thế ôm chéo cũng được đánh giá là một trong những cách cho con bú đúng cách, có hiệu quả cao và đem đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và con. Với tư thế này, bé có thể được mẹ hỗ trợ hoàn toàn, tạo điều kiện thuận lợi để con bú sữa, đồng thời mẹ bỉm cũng dễ kiểm soát vị trí của con hơn. Cách thực hiện tư thế cho con bú đúng cách như sau:
Ngoài tìm hiểu cách thức, tư thế cho con bú đúng cách, mẹ bỉm cũng nên tham khảo một số mẹo dưới đây giúp việc cho bé bú đơn giản, dễ dàng hơn.
Nhận biết khi nào con đói: Điều này ảnh hưởng đến lượng sữa mà con bú được, mẹ có thể nhận biết thông qua dấu hiệu con tỉnh táo hơn thông thường, xoay đầu tìm vú hoặc khi chạm tay vào má trẻ sẽ thấy con quay đầu tìm vú.
Nhận biết bé đã bú đủ: Khi bé tự nhả núm vú, không còn bú mạnh như lúc đầu hoặc dần chìm vào giấc ngủ chính là dấu hiệu để mẹ biết rằng con đã bú đủ rồi đấy.
Quan sát cử chỉ của bé: Việc quan sát các hành động, cử chỉ của bé trong lúc bé bú sẽ giúp mẹ biết con có thoải mái không, việc bú sữa có diễn ra hiệu quả không, từ đó điều chỉnh lại theo nhu cầu của con.
Ôm con sát người mẹ: Tiếp xúc da chạm da giữa mẹ và bé rất quan trọng, giúp trẻ sơ sinh quấy khóc ít hơn, giữ nhịp tim ổn định và việc bú sữa cũng an toàn, hiệu quả hơn.
Hạn chế dùng núm giả: Việc lạm dụng núm vú giả có thể khiến bé dễ nhầm lẫn giữa núm thật và núm giả và khiến con bú sữa khó khăn, kém hiệu quả hơn.
Để cho con bú đúng cách, an toàn cũng như hiệu quả nhất, mẹ bỉm nên chú ý và tránh những điều sau:
Ép ngực mẹ vào miệng trẻ: Bầu ngực của mẹ khi ép quá chặt vào miệng con có thể chèn ép mũi và làm bé khó thở hơn. Bên cạnh đó, ngậm núm vú sai cũng cũng có thể làm trẻ bú được ít sữa, kém phát triển thể chất, chiều cao.
Đầu và cơ thể xoay 2 hướng: Điều này gây thêm nhiều khó khăn cho con khi bú, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Cơ thể bé cách xa ngực mẹ: Đặt ngực mẹ quá gần con không tốt nhưng đặt quá xa cũng giảm hiệu quả bú sữa của con, bé kéo núm vú mẹ khiến mẹ dễ bị đau đầu ti và khó chịu.
Mong rằng qua những chia sẻ về việc cho con bú đúng cách trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp ích cho bạn. Khi cho con bú mẹ trực tiếp, mẹ nên để ý giờ thức – ngủ của con và tạo thành các cữ ăn cố định trong ngày cho trẻ, tránh để con quá đói hoặc quá no.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.