Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ sơ sinh có thể nội soi tai mũi họng được không?

Ngày 14/11/2022
Kích thước chữ

Nội soi tai mũi họng là phương pháp giúp chẩn đoán các bệnh liên quan tai mũi họng chính xác. Trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tai mũi họng, vậy trẻ sơ sinh có thể nội soi tai mũi họng được không?

Trẻ em thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tai mũi họng, đặc biệt là những thời điểm giao mùa. Chính vì vậy, mà cha mẹ nên chủ động tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc con. Trong bài viết này, sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về kỹ thuật nội soi tai mũi họng cho bé và sẽ giải đáp trẻ sơ sinh có thể nội soi tai mũi họng được không?

Kỹ thuật nội soi tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng là kỹ thuật được dùng phổ biến hiện nay, phương pháp này dùng một ống nội soi mềm chuyên dụng để đưa ánh sáng vào bên trong vùng tai mũi họng. Phương pháp nội soi tai mũi họng giúp bác sĩ quan sát được mọi ngóc ngách, phát hiện những vấn đề bất thường cũng như các tổn thương và vị trí tổn thương tai mũi họng, từ đó chẩn đoán bệnh lý và xác định nguyên nhân gây ra bệnh, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Kỹ thuật nội soi tai mũi họng Kỹ thuật nội soi tai mũi họng

Ngoài việc phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh, nội soi tai mũi họng còn được dùng để ghi lại diễn biến theo dõi bệnh lý. Kỹ thuật nội soi tai mũi họng ra đời đã hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh lý tai mũi họng chính xác hơn, nhanh chóng hơn, chấm dứt thời kỳ khám bằng các dụng cụ như đèn pin, đè lưỡi,... thông thường.

Khi nào cần nội soi tai mũi họng cho trẻ?

Trước khi tìm hiểu về việc trẻ sơ sinh có thể nội soi tai mũi họng hay không, chúng ta sẽ tìm hiểu xem khi nào thì bé cần nội soi tai mũi họng. Nội soi tai mũi họng được chỉ định thực hiện khi người bệnh có các vấn đề về vùng tai, mũi, họng cần phải kiểm tra để xác định tình trạng bệnh lý. Trẻ cần được nội soi tai mũi họng nếu trẻ rơi vào các trường hợp như:

  • Ho kéo dài;
  • Nghẹt mũi kéo dài;
  • Chảy máu mũi;
  • Bị chảy mũi kéo dài;
  • Ngủ ngáy;
  • Bị khản tiếng;
  • Nuốt vướng;
  • Mệt;
  • Đau tai, có mủ trong tai, ù tai,...
  • Vướng dị vật ở tai, mũi, họng,...

Trẻ nội soi tai mũi họng có nguy hiểm không?

Phương pháp nội soi tai mũi họng là một phương pháp hiện đại, đem lại kết quả chính xác, an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đã được ghi nhận với những sự cố ngoài ý muốn. Đó là khi thực hiện ở những trẻ còn quá nhỏ, không chịu hợp tác, quấy khóc, quẫy đạp,… Thậm chí có những bé còn khóc lặng đi, không thở được, mặt tím tái do quá lo sợ hoặc khi trẻ bất ngờ đột ngột xoay chuyển cơ thể trong khi đang đưa ống optic vào sẽ gây ra ảnh hưởng đáng tiếc không mong muốn. Tuy nhiên, nếu quá trình nội soi không diễn ra suôn sẻ, cha mẹ và gia đình cần hết sức bình tĩnh để hợp tác cùng bác sĩ giải quyết vấn đề. Lúc này, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối nghe theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Khi nội soi cha mẹ nên ở bên cạnh để trấn an tâm lý cho bé, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Thời gian nội soi sẽ rất nhanh nên hãy bảo trẻ cố gắng tập trung, ngồi yên không được cử động bởi những cú xoay người đột ngột trong khi đang nội soi sẽ gây nguy hiểm.
  • Khi trẻ đã lớn, hãy cố gắng giải thích rõ ràng cho trẻ, có thể giúp trẻ chuẩn bị tâm lý và động viên trẻ hợp tác cùng bác sĩ.
Trẻ nội soi tai mũi họng có nguy hiểm không? Trẻ nội soi tai mũi họng có nguy hiểm không?

Nội soi mũi họng cho bé có đau không?

Nội soi tai mũi họng cho bé có đau không cũng là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Thực tế đây là một phương pháp không xâm lấn, không gây đau hoặc nếu có thì sẽ đau rất ít nếu bệnh nhân chịu hợp tác cùng bác sĩ. 

Đối với những trường hợp trẻ không chịu hợp tác, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế là ống nội soi mềm để không gây đau cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa con đi nội soi tai mũi họng ở những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín có kinh nghiệm để được bác sĩ chuyên môn thực hiện cùng với máy móc hiện đại, an toàn. 

Những điều cần lưu ý khi nội soi tai mũi họng cho trẻ

Trẻ nhỏ thường không hợp tác với bác sĩ trong quá trình nội soi tai mũi họng do ống nội soi đi vào sâu trong họng khiến trẻ khó chịu và cảm thấy khó thở, buồn nôn. Trẻ sẽ có những biểu hiện như: Giãy giụa, quấy khóc, la hét, nôn trớ, lo sợ, tím tái,.. Nếu phụ huynh không giữ trẻ thật chặt, để trẻ vùng vẫy trong khi tiến hành nội soi là rất dễ xảy ra tổn thương do ống nội soi va chạm vào vùng tai mũi họng, có thể gây ra chảy máu.

Khi tiến hành nội soi tai mũi họng cho trẻ cần lưu ý như sau:

Với trẻ sơ sinh có thể nội soi tai mũi họng được không?

Nội soi tai mũi họng tuy rất hiệu quả và an toàn nhưng bộ phận tai mũi họng của trẻ sơ sinh lại còn rất non nớt. Vì vậy, chỉ thực hiện nội soi tai mũi họng cho trẻ sơ sinh khi thực sự cần thiết và cần tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ và có thể xử lý kịp thời được các tình huống bất ngờ xảy ra.

Nội soi tai mũi họng tuy rất hiệu quả và an toàn nhưng bộ phận tai mũi họng của trẻ sơ sinh lại còn rất non nớt. Bộ phận tai mũi họng của trẻ sơ sinh lại còn rất non nớt. 

Trong quá trình nội soi tai mũi họng cho trẻ, nếu có bất cứ vấn đề gì thì cha mẹ nên hết sức bình tĩnh và hợp tác cùng bác sĩ để có thể cấp cứu kịp thời.

Trẻ nhỏ cần có ba mẹ đi cùng

Các em bé nhỏ chưa có khả năng nhận thức được vì vậy mới cần cha mẹ đi cùng. Mẹ nên bế bé ngồi trên ghế nội soi, cho bé dựa lưng vào mẹ. Tay trái mẹ ôm bụng giữ chặt tay trẻ, đồng thời dùng 2 chân kẹp khóa chân của trẻ lại.

Cần giải thích trước với các bé lớn

Giải thích cho trẻ lớn, nó cũng sẽ hiểu về quy trình nội soi. Cha mẹ cần giúp trẻ chuẩn bị tâm lý, hướng dẫn trẻ để trẻ có thể hợp tác cùng bác sĩ trong quá trình thực hiện. Trẻ chỉ cần ngồi yên, không cử động, không xoay người trong khoảng thời gian nội soi.

Trên đây là những thông tin hữu ích về kỹ thuật nội soi tai mũi họng cho bé, hy vọng đã mang lại những kiến thức hữu ích cho các cha mẹ khi đưa con mình đi khám. Đồng thời, bài viết cũng đã giải đáp thắc mắc liệu trẻ sơ sinh có thể nội soi tai mũi họng không cùng các câu hỏi khác.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin