Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngủ há miệng là hiện tượng thường gặp ở người lớn, tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh ngủ há miệng thì bậc cha mẹ cần lưu ý. Mặc dù không phải tình trạng bệnh lý nào quá nguy hiểm nhưng đây có thể là dấu hiệu đường thở của bé gặp vấn đề.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng tình trạng trẻ sơ sinh ngủ há miệng là bình thường. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi con nhỏ ngủ há miệng, bởi khi mới sinh ra mọi trẻ đều thở bằng mũi chứ không phải miệng
Trẻ sơ sinh hầu như luôn luôn thở bằng mũi, vì cơ thể trẻ chưa hình thành đầy đủ phản xạ để thở bằng miệng khi ngủ. Lý do duy nhất khiến trẻ phải thở bằng miệng là do đường mũi bị tắc nghẽn bởi một nguyên nhân bệnh lý nào đó.
Đây thường là phản ứng xảy ra đối với tình trạng trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn đường thở trên. Nguyên nhân có thể vô hại như chỉ là nghẹt mũi hoặc dị ứng. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ ra một số điều nguy hiểm hơn.
Lượng oxy được hấp thụ khi bé thở bằng miệng sẽ ít hơn rất nhiều so với thở bằng mũi. Ngoài ra, mũi cũng có chức năng giúp lọc vi khuẩn và các chất gây kích ứng, đây là điều mà miệng không thể làm.
Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh thường thở bằng mũi, nên nếu trẻ ngủ và há miệng để thở có nghĩa là sức khoẻ của trẻ đang có vấn đề. Dưới đây là một số lý do khiến trẻ sơ sinh thở bằng miệng khi ngủ, bao gồm:
Nếu bé bị nghẹt mũi và mũi của trẻ bị nghẹt, có thể trẻ buộc phải thở bằng miệng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do sốt hoặc một số bệnh dị ứng nào đó, chất nhầy làm tắt nghẽn đường thở bằng mũi. Trẻ sơ sinh không thể tự đào thải chất nhầy nên thở bằng miệng được xem là một cơ chế bù đắp.
Trẻ sơ sinh ngủ há miệng cũng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, có nghĩa là đường thở trên của con bạn bị tắc nghẽn khi ngủ. Điều này xảy ra ở trẻ em thường là do amidan mở rộng và u tuyến.
Có thể do bất thường ở sụn ngăn cách lỗ mũi của con bạn mà dẫn đến việc con ngủ há miệng. Điều này dẫn đến bé khó thở bằng mũi và thường gặp ở những trẻ có hàm trên hẹp.
Đôi khi, từ một tình huống vô tình nào đó khiến trẻ hình thành thói quen thở bằng miệng. Điều này có thể xảy ra sau khi bé bị ốm trong thời gian dài khiến trẻ phải thở bằng miệng.
Thở bằng miệng có thể gây ra hậu quả rất lớn cho sức khoẻ của bé. Một số khó chịu và các vấn đề đi kèm với thở bằng miệng là:
Khi thở bằng miệng, lượng oxy trong máu của trẻ nhỏ sẽ thấp hơn, từ đó có thể gây ra các vấn đề về tim sau này. Ngoài ra, việc ngủ há miệng khiến chất lượng giấc ngủ của bé không được đảm bảo, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của con theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Nếu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ há miệng kéo dài, con bạn khó thở bằng mũi khi ngủ, có lẽ bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Điều này sẽ giúp bạn loại trừ mọi tắc nghẽn đường thở cho trẻ. Bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau để giảm nghẹt mũi tại nhà như:
Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ há miệng. Có thể thấy rằng, khi trẻ nhỏ ngủ há miệng chứng tỏ hệ hô hấp của bé đang có vấn đề. Do đó bậc phụ huynh không nên lơ là bỏ qua mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị cho bé, từ đó giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.
Như Nguyễn
Nguồn: Sở y tế Nam Định
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.