Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lá khổ qua là một loại rau phổ biến trong ẩm thực Việt. Ngoài ra, trong y học cổ truyền cũng ứng dụng trị giời leo bằng lá khổ qua. Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy sử dụng lá khổ qua có thể làm giảm được triệu chứng bệnh, nhưng việc xem nó như một phương pháp điều trị bệnh giời leo vẫn còn nhiều tranh cãi.
Giời leo là một bệnh lý trên da có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mặc dù tình trạng bệnh thường không nghiêm trọng, nhưng nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo quan niệm dân gian, có thể chữa trị giời leo bằng lá khổ qua. Vậy liệu cách điều trị này có an toàn và hiệu quả?
Bệnh giời leo là dạng viêm da dị ứng do acid phospho hữu cơ gây nên. Khi tiếp xúc với con bọ giời, cơ thể bị tác động bởi độc tố mà nó tiết ra, gây ra triệu chứng bệnh. Mặc dù bệnh giời leo có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, nhưng thường thấy nhiều nhất ở vùng bên trong đùi, gần tai, và khu vực liền sườn. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở các vùng khác như lưng, cổ, vai, mặt, nhưng vùng nguy hiểm nhất là hốc mắt.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là vùng da bị tổn thương có nhiều vết tổn thương ngoằn ngoèo. Ngoài việc làm tổn thương vùng da nhiễm bệnh, bệnh còn gây ra cảm giác đau rát.
Thường thì bệnh chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa, khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh và độ ẩm tăng cao. Ngoài ra, những người có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch yếu, hay thường xuyên mệt mỏi có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn.
Người bị bệnh sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ chứa nước trên da, gây đau rát và khó chịu. Sự xuất hiện của các nốt mụn nhỏ không chỉ làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, bất tiện, mà còn có thể lây cho người khác thông qua tiếp xúc hàng ngày. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh giời leo có thể hồi phục nhanh chóng, thường chỉ mất từ 5 đến 7 ngày.
Lá mướp đắng theo quan điểm của Đông y có vị đắng và tính lạnh; tác động đến tỳ vị và tâm can. Lá mướp đắng có khả năng thanh nhiệt, giải thử nhiệt, làm sạch độc tố,và minh mục.
Trong y học cổ truyền, lá mướp đắng được sử dụng trong các trường hợp như nhiễm nhiệt gây sốt và mất nước, triệu chứng lỵ (tiêu chảy), viêm nhiễm cấp tính của hệ tiết niệu, tình trạng sỏi tiết niệu, mụn nhọt trên da, viêm kết mạc mắt cấp tính (gây đau và đỏ) và cả bệnh tiểu đường.
Những phương pháp chữa trị giời leo tại nhà, được truyền lại qua kinh nghiệm của các thế hệ trước, có thể mang lại hiệu quả cho các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc phải trường hợp bệnh giời leo ở các vùng da nhạy cảm và gặp đau đớn kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Một trong những cách chữa trị bệnh giời leo tại nhà là sử dụng lá mướp đắng và đậu xanh được lan truyền trong dân gian. Cả hai loại này đều mang tính lạnh, có khả năng làm dịu da và mụn nước, từ đó giúp giảm đi các triệu chứng của bệnh giời leo như ngứa, đau rát và sưng phồng.
Phương pháp này được hướng dẫn lấy một nắm hạt đậu xanh và vài lá khổ qua, giã nát để lấy nước. Sau đó, đắp lên vùng da bị tổn thương. Các nốt mụn nước có thể sẽ khô và giảm sưng sau khoảng 5 - 7 ngày.
Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp trị giời leo bằng lá khổ qua trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị một cách toàn diện. Nên cẩn thận và không tùy tiện đắp lên vết thương các loại lá cây, vì điều này có thể tạo điều kiện cho việc nhiễm trùng vết thương trở nên nặng hơn.
Bệnh giời leo có thể gây ra nhiều tác động và biến chứng nghiêm trọng, vì vậy việc chữa trị sớm và đúng cách giúp phòng tránh những hậu quả nặng nề.
Trong vòng 48 giờ sau khi có tổn thương da biểu hiện của bệnh giời leo là thời điểm rất quan trọng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Việc tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế cũng rất cần thiết để đảm bảo điều trị đúng cách và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra những đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của mỗi người và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Khi phát hiện mình bị giời leo ở miệng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị dưới đây để giảm đau hiệu quả:
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và giai đoạn phát triển của bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn muốn giảm thời gian phát ban và hạn chế cảm giác đau rát từ các nốt mụn, có thể sử dụng các loại thuốc kháng virus như acyclovir, valacyclovir, famciclovir.
Nếu triệu chứng không giảm sau khi sử dụng các loại thuốc trên, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau như pregabalin, gabapentin trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuần.
Các loại thuốc bôi như jarish, dalibour, hoặc dung dịch kháng sinh có thể được sử dụng đối với vùng da bị nhiễm trùng. Trong trường hợp da khô, bạn có thể sử dụng kem acyclovir để làm dịu cảm giác đau và làm mát vùng bị tổn thương.
Nếu vùng da bị nhiễm trùng, loại mỡ kháng sinh như foban hoặc bactroban sẽ là lựa chọn phù hợp.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả việc giúp quá trình hồi phục từ bệnh giời leo. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể và hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh hơn.
Tuy nhiên, để sử dụng vitamin C một cách hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp và đảm bảo rằng việc sử dụng vitamin C không gây tác động phụ.
Khi bị bệnh giời leo ở mắt, việc điều trị đúng cách là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe mắt và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là những cách để điều trị giời leo ở mắt:
Sử dụng thuốc
Bác sĩ da liễu sẽ đề xuất toa thuốc phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Loại thuốc kháng viêm, kháng virus và kháng sinh thường được kê để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Thuốc nhỏ mắt có thể được sử dụng để bảo vệ và nuôi dưỡng mắt khi bị giời leo. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể để giúp bạn xử lý tình trạng bị giời leo.
Băng gạc giảm đau
Sử dụng băng hoặc gạc y tế lạnh để áp dụng lên vùng da bị giời leo có thể giúp giảm đi triệu chứng đau rát và khó chịu.
Vệ sinh vùng da bị tổn thương
Sử dụng dung dịch sát khuẩn và dung dịch làm khô nhanh như eosin để vệ sinh vùng da bị tổn thương. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Tránh sử dụng biện pháp đắp lá cây
Tránh việc sử dụng các loại lá cây không để đắp lên những vùng da nhạy cảm bị tổn thương như mắt, vì điều này có thể gây tác động không mong muốn.
Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng
Ngoài việc sử dụng thuốc, việc bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cơ thể là rất quan trọng. Bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng từ rau củ, trái cây tươi và các thực phẩm bổ dưỡng giúp làm dịu cơ thể. Đồng thời, uống đủ nước để duy trì cân bằng nước cho cơ thể khi bị bệnh.
Khi bị bệnh giời leo ở vùng cổ, việc chữa trị đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và làm giảm triệu chứng. Dưới đây là các cách chữa giời leo ở vùng cổ:
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Để chữa trị bệnh giời leo ở cổ, bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng các loại thuốc kháng viêm và kháng virus như acyclovir, famciclovir, valacyclovir với liều lượng phù hợp. Các loại thuốc này sẽ đối phó với virus, giảm đau rát và loại bỏ độc tố tích tụ trong mạch máu, giúp quá trình lành bệnh nhanh chóng.
Giữ vệ sinh cá nhân
Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ là quan trọng khi bạn bị giời leo ở cổ. Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh chà xát với vùng da bị tổn thương và nguy cơ gây thêm vết thương.
Tránh bụi bẩn
Khi ra ngoài, hãy bảo vệ vùng da bị giời leo bằng cách che chắn cẩn thận để tránh vi khuẩn và bụi bẩn tiếp xúc với vết thương. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm và làm cho vùng thương tổn lành nhanh hơn.
Theo quan niệm dân gian, dùng lá khổ qua kết hợp với đậu xanh có thể giúp chữa bệnh giời leo hiệu quả. Tuy nhiên trước khi thực hiện lá khổ qua để đắp lên vết thương bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Không được tùy tiện đắp lá khổ qua lên vết thương, đặc biệt là các vùng da nhạy cảm bởi vì sẽ khiến cho vết thương bị nhiễm trùng nặng hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.