Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Mẹ cần biết: Bé bị giời leo phải làm sao?

Ngày 07/08/2023
Kích thước chữ

Bé bị giời leo thường sẽ xuất hiện các vết ban đỏ và mụn nước tụ thành từng cụm, gây ra cảm giác đau và có thể hơi ngứa. Giời leo là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Ba mẹ nên thận trọng phát hiện và điều trị kịp thời khi bé bị giời leo.

Các vết ban đỏ và mụn nước xuất hiện khi bé bị giời leo nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm tăng cảm giác đau, ngứa và để lại sẹo. Điều này khiến cha mẹ lo lắng không biết nên làm thế nào để xử lý giời leo cho trẻ nhanh và hiệu quả nhất.

Bệnh giời leo ở trẻ là gì?

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện dễ bị mắc bệnh giời leo hơn so với người lớn. Giời leo còn được gọi là Zona (zoster hoặc herpes zoster), khi xuất hiện ở trẻ, trở thành một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh này gây ra các vết mụn nước, bọng nước trên da và nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nhiễm trùng.

me-can-biet-be-bi-gioi-leo-phai-lam-sao.jpg
Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện dễ bị mắc bệnh giời leo

Do trẻ nhỏ không thể diễn đạt cảm nhận của bé hoặc không biết diễn tả chính xác tình trạng sức khỏe của mình, bố mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu bên ngoài để có phản ứng đúng đắn khi xử lý bệnh giời leo ở trẻ. Lưu ý rằng bệnh giời leo không lây trực tiếp, tuy nhiên nó có khả năng gây nhiễm thủy đậu cho những người chưa từng mắc hoặc chưa tiêm vắc xin phòng thủy đậu.

Bé bị giời leo do đâu?

Nguyên nhân trẻ em mắc bệnh giời leo:

  • Bệnh giời leo trong trẻ em xuất phát từ sự tái hoạt động của virus gây bệnh thủy đậu Varicella zoster.
  • Tình trạng sức đề kháng yếu tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công, vì lúc này hoạt động của virus không bị ngăn cản bởi các kháng thể.
  • Thời tiết lạnh và độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh phát triển.
  • Mặc dù nguyên nhân gây tái phát virus trong cơ thể trẻ bị bệnh thủy đậu vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi.

Nhận biết bé bị giời leo

Trong khoảng 1 đến 3 ngày ban đầu, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các vết ban đỏ và mụn nước tụ thành từng cụm, gây ra cảm giác đau và có thể hơi ngứa. Thường thì trẻ thường có thói quen gãi hoặc cọ xát vào vùng da này. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, nhiệt độ khoảng 37,5 - 38,5 độ C, ăn kém và cảm thấy đau mỏi toàn thân.

me-can-biet-be-bi-gioi-leo-phai-lam-sao-1.jpg
Một số trẻ bị giời leo có thể bị sốt nhẹ

Sau đó, các vết mụn đỏ sẽ phình lên và chuyển từ màu trắng đục sang có mủ bên trong. Lúc này, trẻ có thể trở nên quấy khóc hơn, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn. Do đau và mệt mỏi, trẻ thường có thể từ chối ăn và luôn trong tình trạng khó chịu hoặc khóc. Nếu không điều trị, khoảng 2 - 3 tuần sau, các vết mụn nước sẽ tự vỡ và có thể để lại sẹo trên da của trẻ.

Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng khác đi kèm bao gồm đau, giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phía trước lưỡi, cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể gây yếu một bên khuôn mặt. Đôi khi, khả năng giảm thính lực và liệt mặt không thể hồi phục sau khi bé khỏi bệnh.

Trong một số tình huống, việc không giữ vết thương sạch sẽ và vệ sinh cẩn thận có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu.

Bé bị giời leo phải làm sao?

Bé bị giời leo phải làm sao?

  • Bệnh giời leo ở trẻ em không gây quá nhiều nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
  • Hạn chế tiếp xúc của trẻ với anh chị em trong gia đình để ngăn lây bệnh.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước hoa quả, và duy trì chế độ ăn uống cân đối để tăng cường sức đề kháng.
  • Trong quá trình điều trị tại nhà, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc làm sạch các vết ban nước và bọng nước trên da, cũng như việc sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ.
  • Nếu cơn đau không được giảm tại nhà, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và điều trị.

Chăm sóc vùng loét da của bé một cách cẩn thận:

  • Luôn vệ sinh cơ thể của trẻ thường xuyên trong thời gian trẻ mắc bệnh.
  • Tránh để dây từ vùng loét sang vùng da khác.
  • Không để trẻ tự cào hoặc gãi vào vùng loét. Điều này giúp tránh tình trạng tổn thương da và nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc điều trị

  • Nếu trẻ bị đau thần kinh sau giời leo, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây tổn thương gan do việc sử dụng quá liều.
  • Sử dụng các loại kem làm mát da hoặc các loại thuốc bôi như kem kẽm, hồ nước để giảm ngứa và tác động lên vùng loét.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bôi như Bactroban, Fucidin khi da có biểu hiện nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng thuốc xanh Methylen khi có vết loét chưa phát triển thành bọng nước. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
me-can-biet-be-bi-gioi-leo-phai-lam-sao-2.jpg
Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen

Lưu ý

Để ngăn việc bệnh giời leo lây lan và giúp trẻ phục hồi nhanh hơn, cha mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Giữ cho trẻ không tự cào hoặc gãi vào vùng loét.
  • Chườm khăn lạnh lên vùng ban đỏ chưa thành bọng nước để làm giảm ngứa và đau.
  • Duy trì vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước sạch, tránh dùng xà phòng gây kích ứng.
  • Khi làm sạch vết thương hoặc sử dụng thuốc cho trẻ, cha mẹ nên đeo găng tay y tế để tránh nhiễm virus gây bệnh.

Phòng tránh bệnh giời leo cho bé

Biện pháp phòng tránh bệnh giời leo ở bé:

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ để giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh sử dụng chia sẻ các dụng cụ ăn uống và đồ vật cá nhân với người bệnh để ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ cơ thể của người bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm.
  • Thực hiện việc khử trùng các vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, từ đó ngăn ngừa hoạt động của virus gây bệnh.
  • Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị.
  • Bổ sung chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, thịt cá và hoa quả để cải thiện sức đề kháng và tăng khả năng phòng chống bệnh từ bên trong cơ thể.
  • Tránh cho trẻ bị bệnh dùng chung các vật dụng cá nhân với những đứa trẻ khác để ngăn lây nhiễm.
  • Chọn quần áo cho trẻ có chất liệu mỏng nhẹ và thoáng mát để tạo sự thoải mái cho trẻ.
  • Thường xuyên rửa tay trước khi ăn để ngăn ngừa việc lây nhiễm từ các bề mặt khác vào thực phẩm.
me-can-biet-be-bi-gioi-leo-phai-lam-sao-3.jpg
Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh giời leo, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Giời leo hay còn gọi là Zona ở trẻ là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn phòng tránh và giảm triệu chứng bệnh giời leo có hiệu quả cho bé. Khi phát hiện bé có nguy cơ bị giời leo cần đưa ngay bé khám bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Xem thêm: 

Mẹo dân gian lá mướp trị giời leo

Những cách diệt con giời leo hiệu quả nhất tại nhà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin