Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sẹo rỗ là hậu quả để lại của mụn trứng cá, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của mọi người. Việc điều trị cũng đòi hỏi cần có sự kiên trì để được kết quả tốt. Để hiểu rõ hơn về các cách phục hồi da mặt bị sẹo rỗ và trị sẹo rỗ có đau không, hãy cùng tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị dưới đây nhé!
Sẹo rỗ là những vết sẹo lõm xuất hiện dưới bề mặt da, đây là hệ quả của mụn trứng cá hoặc do thủy đậu làm chấn thương các lớp mô dưới da. Những vết sẹo này thường rất khó điều trị, nguy cơ rủi ro cao và cần đầu tư nhiều thời gian. Vì vậy, cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu trước khi lựa chọn phương pháp điều trị sẹo rỗ. Vậy trị sẹo rỗ có đau không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Sẹo rỗ là kết quả của quá trình lành vết thương không đồng đều sau khi da bị tổn thương, như mụn trứng cá, vết thương do tai nạn, hoặc sau quá trình điều trị mụn viêm. Sẹo rỗ thường có hình dạng lõm xuống và thường xuất hiện trên khu vực da bị tổn thương. Điều này xảy ra do mất một lượng lớn collagen trong quá trình phục hồi da.
Nhìn chung, sẹo rỗ được phân thành ba loại chính bao gồm:
Trên thực tế, tùy theo loại sẹo mắc phải mà mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau. Và tùy theo phương pháp và khả năng chịu đựng của mỗi người sẽ có mức độ trị sẹo rỗ có đau không khác nhau. Vì sẹo rỗ là dạng tổn thương mà da không thể tự phục hồi nên rất khó điều trị và cần phải tái chữa nhiều lần. Dưới đây là một số phương pháp trị sẹo rỗ thường gặp hiện nay:
Laser là một phương pháp trị sẹo rỗ phổ biến và hiệu quả. Có ba loại laser thông dụng được sử dụng trong trị liệu sẹo rỗ: Laser CO2, Fraxel laser và laser YAG.
Với phương pháp này, các bác sĩ da liễu sẽ sử dụng kim lăn chuẩn y khoa để xâm nhập vào bề mặt dưới da để phá vỡ chân sẹo bên dưới và đẩy sẹo rỗ lên. Đối với những phần chân đã bám chắc vào mô da thì việc loại bỏ chân sẹo cũng sẽ góp phần giúp sẹo rỗ đẩy lên, cho hiệu quả điều trị tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, phương pháp cắt đáy sẹo chỉ áp dụng được cho một số loại sẹo lõm. Kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của phương pháp này.
Tiêm chất làm đầy mô mềm (fillers) là chất được tiêm vào vùng da bị sẹo rỗ để làm mờ chúng. Fillers thường chứa các thành phần như axit hyaluronic hoặc các chất tương tự để tạo độ đàn hồi cho da và làm phẳng các vết sẹo. Quá trình này làm cho sẹo rỗ trở nên ít nổi bật hơn và da trông mịn màng hơn.
Khi fillers được tiêm vào vùng sẹo rỗ, chúng sẽ làm đẩy lên lớp da xung quanh sẹo. Điều này tạo ra một bề mặt mịn hơn và làm mờ sẹo. Fillers có thể tồn tại trong da trong thời gian tương đối ngắn hoặc lâu dài, tùy thuộc vào loại fillers được sử dụng.
Lăn kim là phương pháp sử dụng một thiết bị có các kim nhỏ để tạo những lỗ nhỏ trên da. Các lỗ nhỏ này kích thích quá trình tái tạo da, sản xuất collagen và elastin tự nhiên. Việc kích thích sản xuất collagen và tái tạo da giúp làm mờ sẹo rỗ, làm cho da mịn màng hơn và đều màu hơn.
Thủ thuật bóc tách sẹo thường được áp dụng cho những người có sẹo rỗ hình lượn sóng. Thủ thuật này thường được dùng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác như lột da bằng hóa chất hoặc phẫu thuật.
Cơ chế hoạt động của bóc tách sẹo là nới lỏng mô da xung quanh vết sẹo bằng cách đâm kim nhiều lần dưới da theo các hướng khác nhau, tạo ra những vết thương mới theo mô-típ chuyển động quạt. Nhờ vết thương này lành lại, sẹo sẽ được làm liền và trở nên phù hợp hơn với làn da bình thường.
Việc trị sẹo rỗ có đau không còn tùy thuộc vào phương pháp, công nghệ được sử dụng, cũng như quy trình điều trị của từng cơ sở.
Với các thiết bị máy móc laser hiện đại, khả năng tạo ra tia laser chính xác vào từng điểm sẹo nhỏ, giúp giảm thiểu việc xâm lấn vào da và làm tổn thương vùng da xung quanh. Điều này có thể giảm cảm giác đau rát của da. Đối với phương pháp sử dụng kim lăn, việc sử dụng kim lăn chính hãng có mật độ và kích thước sắc nhọn đồng đều có thể tạo ra các tổn thương nhỏ mà không gây rách da.
Bên cạnh đó, cảm giác đau còn phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc tê và các công nghệ giảm đau trong quá trình điều trị tại từng cơ sở. Thông thường, khách hàng sẽ được áp dụng thuốc tê trước quá trình điều trị để thuốc có thời gian thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng. Việc này giúp giảm từ 60-80% cảm giác đau tùy thuộc vào loại thuốc tê sử dụng. Ngoài ra, mỗi cơ sở điều trị có thể áp dụng các phương pháp như điện di lạnh, chườm lạnh, phun lạnh... để tạo cảm giác dễ chịu trong quá trình điều trị.
Sau khi điều trị sẹo rỗ, chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất và ngăn ngừa sự tái phát của sẹo. Dưới đây là một số lời khuyên chăm sóc sẹo sau quá trình điều trị:
Ngoài ra, có thể sử dụng kèm gel bôi để hỗ trợ điều trị sẹo hiệu quả. Contractubex là một gel bôi ngoài da của Đức, được sử dụng để trị sẹo lồi và sẹo phì đại. Sản phẩm chứa allantoin, heparin và dịch chiết hành tây, giúp làm mờ sẹo, làm dịu da và kích thích quá trình tái tạo da tự nhiên. Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần lấy một lượng gel vừa đủ bôi lên vùng sẹo. Massage nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện vấn đề sẹo và ngăn chặn sự hình thành sẹo mới. Tuy nhiên, trước khi sử dụng sản phẩm, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nhìn chung, việc trị sẹo rỗ không chỉ giúp cải thiện diện mạo da mà còn giúp tái lập sự tự tin và sự tự tin trong bản thân. Với các phương pháp điều trị hiện đại và chăm sóc đúng cách, bạn có thể đạt được sự cải thiện đáng kể trong tình trạng sẹo rỗ của mình. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và giải đáp được cho vấn đề trị sẹo rỗ có đau không nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.