Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng da bị sẹo rỗ khiến người bệnh cảm giác tự ti trước đám đông. Chưa kể, sẹo rỗ còn gây lão hóa da, làn da trông kém mịn màng, già trước tuổi. Vậy sẹo rỗ là gì? Có cách nào trị sẹo rỗ lâu năm không? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Có nhiều nguyên nhân khiến da một người bị sẹo rỗ. Dù đã tìm nhiều cách trị sẹo rỗ nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện làm người bệnh vô cùng chán nản. Trên thực tế, trị sẹo rỗ đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí có nguy cơ rủi ro cao. Do đó, trước khi lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị sẹo rỗ nào, người bệnh cũng cần tham khảo kỹ lưỡng tư vấn từ bác sĩ da liễu.
Sẹo rỗ là tình trạng xuất hiện những vết sẹo lõm dưới bề mặt da bằng phẳng - hệ quả của chấn thương các lớp mô da do nhiều nguyên nhân gây ra. Những vết lõm sâu này có kích thước và hình dạng không đồng đều trên bề mặt da, cho thấy có sự đứt gãy của tổ chức nguyên bào sợi bên trong lớp hạ bì. Khi những nguyên bào sợi này bị tổn thương, chúng không thể sản xuất ra các protein thiết yếu collagen và elastin, dẫn đến mất tính đàn hồi cần thiết cho quá trình tái tạo da. Kết quả là khi vết thương lành lại sẽ để lại những vết lõm dễ nhận thấy.
Mặc dù sẹo rỗ không gây khó chịu cho cơ thể hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng của chúng đến sự tự tin của một người đáng kể, đặc biệt là khi sẹo rỗ xuất hiện trên khuôn mặt.
Để có thể trị sẹo rỗ hiệu quả, việc nhận biết các dạng sẹo rỗ là rất quan trọng. Các bác sĩ da liễu và chuyên gia chăm sóc da đã phân loại sẹo rỗ thành nhiều loại, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt:
Loại sẹo này có hình dạng như vật sắc nhọn xuyên qua da, thường rộng hơn 2mm và sâu hơn 0,5mm. Chúng làm cho da có vẻ rỗ và không đều màu, nguyên nhân thường phát sinh do mụn trứng cá không được điều trị.
Loại sẹo này được đặc trưng bởi các cạnh thẳng đứng, trông giống như những vết lõm hoặc miệng hố lớn, thường thấy ở dưới má và hàm. Chúng có thể là kết quả của việc nặn mụn không đúng cách hoặc do hậu quả của bệnh thủy đậu.
Bạn có thể phân biệt loại sẹo rỗ hình đáy tròn bằng đặc điểm như sau: Vết lõm có các cạnh dốc và bề mặt lượn sóng, làm mất đi độ mịn màng của da. Sẹo hình đáy tròn xuất hiện chủ yếu ở vùng má dưới và cằm, nơi da dày hơn.
Loại sẹo này là sự kết hợp của tất cả các hình dạng sẹo nói trên, càng khiến cho kết cấu da không đồng đều. Sẹo rỗ hỗn hợp thường phát triển ở những người đã từng bị nhiều dạng mụn khác nhau, dẫn đến các loại sẹo khác nhau tùy theo tính chất của mụn, mức độ viêm nhiễm và khả năng lành vết thương của từng cá nhân.
Sẹo rỗ phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dù là nguyên nhân nào cũng đều góp phần tạo nên tình trạng phức tạp về sức khỏe làn da. Hiểu được nguyên nhân hình thành sẹo rỗ là rất quan trọng trong cả việc điều trị và phòng ngừa.
Mụn trứng cá là nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ, đặc biệt phổ biến ở tuổi dậy thì. Mụn trứng cá bao gồm các biến thể như mụn đầu đen, mụn mủ, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da nếu không được điều trị. Sự tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến viêm nhiễm, các loại mụn nặng có thể để lại sẹo rỗ đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
Virus varicella zoster là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu, tạo ra các mụn nước ngứa khắp cơ thể. Mặc dù những vết này thường lành trong vòng 3 - 4 tuần mà không để lại sẹo, nhưng việc chăm sóc không đúng cách lại có thể dẫn đến hình thành sẹo rỗ. Hành động gãi gây vỡ mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng da thứ cấp, làm tăng nguy cơ để lại sẹo nằm rải rác và có kích thước khác nhau.
Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể gặp phải những tai nạn bất ngờ, tác động trực tiếp đến làn da. Bỏng, té ngã và thương tích do tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến sẹo rỗ, việc điều trị trong trường hợp này thường phức tạp hơn do kích thước và độ sâu của sẹo thường đáng kể.
Các can thiệp bằng phẫu thuật đều có thể để lại sẹo, ví dụ như phẫu thuật nội soi cắt bỏ ruột thừa. Mặc dù phẫu thuật nội soi có mức độ xâm lấn tối thiểu nhưng vẫn để lại sẹo rỗ.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, sẹo rỗ còn có thể xuất phát từ thói quen chăm sóc da không đúng cách, viêm nang lông, áp xe da. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu và tư vấn chăm sóc da với các chuyên gia, bác sĩ da liễu để chăm sóc và bảo vệ da hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ sẹo rỗ.
Trị sẹo rỗ luôn đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức. Da một khi đã bị tổn thương, xuất hiện sẹo rỗ thường sẽ khó tự phục hồi, mịn màng như ban đầu. Tuy nhiên, với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ chăm sóc và điều trị da hiện nay, một số phương pháp điều trị sẹo rỗ mang lại hiệu quả cao, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sự tự tin với làn da sau điều trị.
Lột da bằng hóa chất là biện pháp trị sẹo rỗ khá phổ biến, áp dụng cơ chế bôi hóa chất lên bề mặt da nhắm đến các mô bị tổn thương để chúng bong ra, tái tạo làn da bên dưới.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc làm mờ sẹo rỗ và cho kết quả rõ rệt trong vòng vài tuần. Tùy theo tình trạng da mà bác sĩ da liễu sẽ lựa chọn hóa chất phù hợp, có thể là axit glycolic vốn là một thành phần chủ yếu trong các sản phẩm chăm sóc da, hoặc cũng có thể là phenol giúp mang lại hiệu quả lột da mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ là mặc dù có hiệu quả cao nhưng phương pháp này có thể làm tăng độ nhạy cảm và khô da. Do đó, trước khi chọn lựa, bạn phải tìm hiểu và trao đổi cụ thể với bác sĩ điều trị.
Lăn kim là phương pháp trị sẹo rỗ, tái tạo da bằng cách sử dụng một thiết bị có cắm những chiếc kim mảnh tạo ra những vết thủng siêu nhỏ trên da. Quá trình này có tác dụng kích thích sản xuất collagen, giúp chữa lành và trẻ hóa da.
Khi các lớp collagen mới đã hình thành, vẻ ngoài của da sẽ được cải thiện rõ rệt. Đó là lý do vì sao những năm gần đây phương pháp lăn kim vi điểm trở thành lựa chọn được nhiều người bị sẹo rỗ lựa chọn. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của thủ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thực hiện lẫn tính vô trùng của thiết bị được sử dụng. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải chọn được trung tâm điều trị da liễu có uy tín.
Chất làm đầy mô mềm, hay còn gọi filler đã trở nên phổ biến nhờ mang lại hiệu quả kép trong việc nâng cao tính thẩm mỹ và điều trị sẹo rỗ.
Thông qua tác dụng lấp đầy những chỗ lõm do sẹo rỗ gây ra, chất làm đầy mang lại hiệu quả làm mịn ngay lập tức, tăng cường kết cấu và độ đàn hồi của da. Mặc dù có kết quả nhanh chóng nhưng chất làm đầy không phải là giải pháp áp dụng lâu dài, cần tiêm lại nhiều lần vì filler sau một thời gian sẽ tiêu biến dưới da.
Ngoài ra, lưu ý là độ an toàn và hiệu quả của phương pháp trị sẹo rỗ này còn phụ thuộc vào chuyên môn của người tiêm và chất lượng của chất độn được sử dụng.
Đối với những vết sẹo rỗ chân đá nhọn, các lựa chọn phẫu thuật như cắt bỏ hoặc chỉnh sửa lại vết sẹo là phương pháp điều trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ để loại bỏ chính xác các mô sẹo, sau đó khâu vết thương lại. Trong trường hợp sẹo lớn hơn, bác sĩ sẽ ghép da được lấy từ sau tai để lên vùng điều trị.
Phương pháp này mang lại những cải thiện đáng kể về kết cấu da, tuy nhiên không loại trừ khả năng sau điều trị bệnh nhân gặp phải tình trạng màu da không đều.
Bóc tách sẹo là một kỹ thuật được thực hiện để giải quyết các vết sẹo rỗ hình lượn sóng thông qua việc đưa kim vào bên dưới bề mặt da. Bằng cách phá vỡ các dải mô xơ buộc vết sẹo hướng xuống dưới, quá trình cắt bỏ sẽ thúc đẩy vết thương và liên kết với vùng da xung quanh nhanh phục hồi.
Phương pháp này có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác như lột da bằng hóa chất để gia tăng hiệu quả điều trị.
Tóm lại, điều trị sẹo rỗ là một quá trình không đơn giản, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và lựa chọn đúng phương pháp điều trị, địa chỉ điều trị. Mỗi phương pháp điều trị sẹo rỗ đều có những lợi ích và những điều cần phải cân nhắc riêng. Bạn bắt buộc phải tư vấn với bác sĩ da liễu để từ đó đưa ra kế hoạch điều trị cá nhân phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.