Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thường sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách trẻ dễ bị biến chứng viêm não, thậm chí tử vong. Không chỉ gây biến chứng
Ban đầu khi mới nhiễm virus bệnh trẻ thường có các biểu hiên sốt nhẹ, cùng với sốt nhẹ trẻ còn có biểu hiện đau họng, mệt mỏi, biếng ăn, trẻ biếng ăn thì quấy khóc, bỏ bú.
Sau 1-2 ngày xuất hiện các biểu hiện khởi phát trên trẻ sẽ bắt đầu có các biểu hiện đau miệng, hiện tượng này gây ra là do sự xuất hiện của các bọng nước, vết loét tổn thương bên trong khoang miệng, cụ thể là ở lưỡi, nướu và bên trong má.
Ngoài các tổn thương ở vùng miệng trẻ bị tay chân miệng còn xuất hiện các vết ban đỏ trên da, xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc ở mông…
Bên cạnh các triệu chứng điển hình trên trẻ bị chân tay miệng còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: táo bón, nôn ói…
Sau khi phát hiện các triệu chứng chân tay miệng cha mẹ nên đưa trẻ đến các Cơ sở Y Tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu trẻ bị chân tay miệng ở cấp độ nhẹ có thể các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Dù được chỉ định điều trị tại nhà hay tại phòng khám phụ huynh cũng cần chú ý tuân thủ đúng các nguyên tắc dùng thuốc theo lời khuyên của các bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng các loại thuốc, kể cả các loại vitamin.
Song song với việc tìm hiểu triệu chứng bệnh tay chân miệng và cách điều trị bạn cũng cần chú ý phối hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Các bạn nên ưu tiên lựa chọn cho bé các loại thức ăn giàu dinh dưỡng lỏng, dễ tiêu và tránh các thức ăn cứng hoặc cay nóng, bởi lúc này trẻ đang gặp phải những tổn thương ở vùng miệng.
Ngoài vấn đề dinh dưỡng các bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh của trẻ, cụ thể cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm, tuyệt đối không kiêng tắm cho bé. Duy trì cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng là việc làm đơn giản giúp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh tay chân miệng hiệu quả.
Xây dựng môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng bằng việc thường xuyên lau dọn sàn nhà, tay nắm cửa, cầu thang, đồ chơi của bé… cũng được xem là một trong những biện pháp đơn giản giúp bé mau chóng bình phục và phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm hiệu quả.
Trên đây là những thông tin cần biết về triệu chứng bệnh tay chân miệng và cách điều trị. Hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các bạn phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho các bé.
Xuân Phương
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.