Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Ngày 02/04/2018
Kích thước chữ

Khả năng mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là rất hiếm. Tuy nhiên, vì khả năng miễn dịch của các bé còn yếu nên vào khoảng thời gian nắng nóng đầu hè - thời điểm dễ mắc bệnh - các mẹ cần cẩn thận theo dõi các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em để có thể kịp thời điều trị, ngăn ngừa diễn tiến xấu của bệnh.

Khả năng mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là rất hiếm. Tuy nhiên, vì khả năng miễn dịch của các bé còn yếu nên vào khoảng thời gian nắng nóng đầu hè - thời điểm dễ mắc bệnh - các mẹ cần cẩn thận theo dõi các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em để có thể kịp thời điều trị, ngăn ngừa diễn tiến xấu của bệnh.

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em1Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em biểu hiện như thế nào?

Khi mắc bệnh trẻ sẽ có những biểu hiện bao gồm nổi phát ban đỏ, ngứa ngáy toàn thân, khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Các nốt ban xuất hiện trên mặt đầu tiên sau đó lan xuống bụng rồi phát ra toàn cơ thể. Các mụn nước sẽ dần hình thành từ các nốt ban đỏ này, ước tính có khoảng 250 - 500 nốt trên người trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ bị sốt cao ở những ngày đầu của bệnh, thân nhiệt nằm khoảng từ 39 - 39.5 độ C. Các mẹ cũng nên chú ý đến những triệu chứng tương tự cảm cúm của bệnh như: ho, chảy nước mũi, thở khò khè, bú ít hoặc bỏ bú.

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em 2Các mụn nước xuất hiện trên người trẻ sơ sinh

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Sau khi tìm hiểu về những triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em, các mẹ cũng cần quan tâm đến cách điều trị bệnh thích hợp và an toàn để trẻ nhanh phục hồi và tránh gặp những biến chứng nguy hiểm. Các cách điều trị bệnh ở trẻ bao gồm:

  • Khi bị thủy đậu, các nốt phỏng nổi lên khắp người gây ngứa ngáy và khó chịu. Do không thể tự ý thức nên trẻ có xu hướng cào các nốt phỏng, điều này khiến cho các nốt phỏng vỡ ra gây rát, đau và dễ lây lan bệnh hơn. Để tránh điều này, các mẹ cần chú ý không để trẻ tự làm xước mình và sử dụng các loại thuốc kháng viêm, mau khô miệng như xanh metyl. Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc giảm ngứa như Chlorpheniramine, fexofenadine. Khi muốn sử dụng các loại thuốc khác xin hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Khi trẻ mắc bệnh thì cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm, sử dụng nước muối pha loãng để sát khuẩn. Có thể sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì da trẻ nhạy cảm rất dễ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng.

  • Không sử dụng các loại thuốc có chứa aspirin.

  • Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như co giật hay sốt cao để tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

  • Chỉ bôi xanh metyl khi các nốt phỏng đã vỡ, không bôi các loại thuốc khác như thuốc đỏ hoặc thuốc mỡ penixilin hay tetraxiclin.

  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 2 - 3 lần/ ngày.

  • Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh gió bụi. Khi trẻ khỏi bệnh cần tránh nắng, không để trẻ làm xước da, bổ sung nhiều nước, các thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin.

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em 3Tiêm vắc-xin để ngăn ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ

Bên cạnh việc tìm hiểu về triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em cũng như cách điều trị, thì việc các mẹ tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu cũng như cách phòng ngừa bệnh thủy đậu để có thể bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn.

Hoàng Minh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin