Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng và cách điều trị

Ngày 01/09/2017
Kích thước chữ

Hiểu biết rõ về các triệu chứng của bệnh tay chân miệng và cách điều trị sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong vì bệnh. Theo các chuyên gia y tế,

Hiểu biết rõ về các triệu chứng của bệnh tay chân miệng và cách điều trị sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và tỷ lệ tử vong vì bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh lý bùng phát thành dịch nguy hiểm nhất ở trẻ em hiện nay. Sở dĩ nguy hiểm như thế vì tay chân miệng có thể diễn biến nhanh chóng trong vòng vài tiếng đồng hồ và nếu không được điều trị kịp thời nó có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm ở tim, phổi và não thậm chí là viêm màng não. Việt Nam thường xuyên nằm trong những quốc gia bị dịch tay chân miệng đe dọa, nguyên nhân một phần chính là do ý thức giữ vệ sinh cho trẻ và vệ sinh môi trường sống chưa cao.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng và cách điều trị 1
Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh lý bùng phát thành dịch nguy hiểm nhất ở trẻ em hiện nay

Biện pháp duy nhất để phòng tránh sự tấn công của các loài virus gây bệnh nguy hiểm cũng như ngăn ngừa những biến chứng của bệnh là nhận biết sớm triệu chứng bệnh tay chân miệng và cách điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em diễn biến rất phức tạp, biểu hiện của bệnh cũng có thể khác nhau ở mỗi trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên để nhận biết và phát hiện bệnh kịp thời, cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng như sau:

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng và cách điều trị 2
Sốt nhẹ hay cao mà kèm nổi ban đỏ thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng
  • Những tổn thương trên da: Một trong những triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở trẻ bệnh tay chân miệng là những vết phát ban đỏ, phỏng nước nổi lên trên da. Những khu vực điển hình là bao gồm da lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, quanh miệng, họng, mông…
  • Sốt: kể cả sốt nhẹ hay cao mà kèm triệu chứng biếng ăn và nổi ban đỏ thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng. Và đặc biệt nếu trẻ sốt cao không thể hạ thì rất có thể bệnh đã phát triển đến giai đoạn khá nghiêm trọng
  • Ngoài phát ban và sốt, các bé còn có thể trở nên biếng ăn, sụt cân, xanh xao, buồn nôn và nôn ói, giật mình khi ngủ, rối lọan ý thức, co giật…

Bệnh tay chân miệng và cách điều trị

Vì tay chân miệng có thể phát triển rất nhanh chỉ trong vài tiếng đồng hồ, và những biến chứng mà nó có thể mang tới quá nguy hiểm nên việc điều trị cần thật sự cẩn trọng. Các cha mẹ luôn thắc mắc về việc phòng tránh bệnh tay chân miệng và cách điều trị khi phát hiện trẻ nhiễm bệnh. Và đây là câu trả lời.

Bệnh tay chân miệng trước hết gây những tổn thương tương đối sâu trên da và lớp niêm mạc miệng nên sẽ khiến trẻ vô cùng đau đớn dẫn đến kém ăn. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ khuyên chúng ta nên:

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng và cách điều trị 3
Chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, sữa…
  • Sử dung một số loại thuốc giảm đau, sát trùng lớp niêm mạc miệng như dung dịch nước muối 0.9% và Kamistad…
  • Chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, sữa… nên tuyệt đối tránh những thức ăn cứng, khó tiêu, gia vị đậm vì có thể gây tổn thương thêm cho niêm mạc miệng.
  • Vệ sinh da cho trẻ thường xuyên để tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng những dung dịch sát trùng như nước lá chè, nước lá chân vịt… Lưu ý khi vệ sinh cho trẻ nên thật nhẹ tay để tránh làm vỡ các vết phỏng nước khiến bệnh lâu lành hơn.

Sức khỏe của các bé tương đối nhạy cảm trong khi đó sức tấn công và lây lan của virus tay chân miệng lại vô cùng mạnh mẽ. Cha mẹ nên chủ động tìm hiểu về dấu hiệu của bệnh tay chân miệng và cách điều tri bệnh để phòng tránh cho con em mình.

Linh Đan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin