Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bắt đầu bước vào thai kỳ, nồng độ hormone trong cơ thể thai phụ thay đổi dẫn đến những rối loạn trong việc hóa. Nhiều mẹ bầu thấy có cảm giác đắng miệng. Vậy triệu chứng đắng miệng khi mang thai có nguy hiểm không?
Đắng miệng khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi do ăn uống kém ngon miệng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và đâu là cách chữa đắng miệng cho bà bầu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đắng miệng khi mang thai. Cụ thể:
Rối loạn vị giác không chỉ khiến mẹ bầu có cảm giác đắng miệng mà ngay cả các vị khác như chua, cay, mặn, ngọt cũng bị thay đổi.
Khi tình trạng này kéo dài, sẽ khiến cho mẹ bầu mất cảm giác thèm ăn và giảm sút sự thích thú khi ăn, uống. Đây là điều không có lợi cho cả mẹ và bé vì có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Tuyến nước bọt thường bị viêm do nhiễm nấm, vi khuẩn hay rút hoặc các tác động khác. Tuyến nước bọt viêm sẽ làm giảm hoặc tắc nghẽn việc tiết nước bọt trong quá trình xử lý thức ăn ở khoang miệng.
Khi mang thai, mẹ bầu hãy chú ý ăn uống đủ chất, uống đủ nước để giảm cảm giác khô miệng, đắng miệng.
Khi acid dạ dày dư thừa hoặc mẹ bầu mắc một số bệnh về dạ dày có thể khiến dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Từ đó gây tổn thương thực quản, khiến bà bầu hay bị đắng miệng, buồn nôn, ợ chua.
Nhiều phụ nữ khi mang thai cũng có tâm lý “ăn cho con” nên khó tránh việc ăn nhiều hơn khẩu phần ăn hàng ngày dẫn đến dạ dày thường xuyên phải làm việc quá tải. Đây cũng là lý do khiến mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày, thực quản.
Trong thai kỳ, không ít mẹ bầu nghén thèm ăn những thực phẩm có vị đắng như mướp đắng, măng. Mặc dù đây không phải là thực phẩm tốt cho phụ nữ có thai nhưng vẫn khó tránh đôi khi không thắng được cơn thèm mà ăn một chút. Tuy nhiên vị đắng đến từ thực phẩm sẽ nhanh chóng hết và sẽ biến mất khi mẹ bầu ăn món ăn khác.
Mang bầu khiến cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi rất nhiều. Và một trong những rắc rối mà rối loạn nội tiết đem đến chính là rối loạn tiêu hóa, một trong những nguyên nhân gây đắng miệng. Tình trạng này có thể sẽ tự hết sau khi thai kỳ bước sang tháng thứ 3 tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn tùy vào cơ địa mỗi người.
Do nguyên nhân dẫn đến tình trạng đắng miệng khá đa dạng nên mẹ bầu cần tìm ra nguyên nhân để có thể sớm chấm dứt tình trạng này.
Nếu như tình trạng đắng miệng kéo dài mà không có dấu hiệu tự thuyên giảm thì mẹ bầu nên đi khám chuyên khoa ngay. Mẹ bầu cũng nên giữ tinh thần thoải mái không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến em bé. Cùng với đó, hãy tuân thủ chính xác lời khuyên bác sĩ đưa ra mẹ nhé!
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học cũng là yếu tố quan trọng để giúp giảm tình trạng đắng miệng, nhất là trong trường hợp mẹ đắng miệng do nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản. Sau đây là một số lưu ý trong ăn uống mẹ cần biết:
Trong trường hợp mẹ bầu đắng miệng do rối loạn nội tiết thì có thể tìm đến sự trợ giúp của một số món ăn vặt. Những món ăn có khả năng kích thích vị giác như ô mai, kẹo ngậm không đường, trái cây họ cam chanh đều là sự chọn lựa thích hợp.
Ngoài những chia sẻ về mặt lý thuyết, Nhà Thuốc Long Châu cũng xin gửi tới mẹ bầu một số công thức sinh tố đơn giản và rất tốt khi mang thai. Những món sinh tố này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có hương vị rất thơm ngon, bảo đảm giúp mẹ bầu đánh bay cảm giác đắng miệng.
Trái bơ vẫn được là siêu thực phẩm vì chứa rất nhiều vitamin lại không gây tăng cân béo phì. Trong bơ dồi dào vitami A, B, C, kali và folate cần thiết cho sự phát triển của bé yêu. Hàm lượng chất béo có lợi trong bơ cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Nguyên liệu cần có chỉ là chuối, bơ và sữa tươi. Mẹ có thể tự cân nhắc lượng nguyên liệu phù hợp với sở thích. Cách làm cũng rất đơn giản mẹ chỉ cần bỏ toàn bộ nguyên liệu vào xay mịn là được. Tuy nhiên có một lưu ý đó là chuối chín cũng có hàm lượng đường khá cao nên mẹ chỉ ăn mỗi ngày từ 1 - 2 trái thôi nhé!
Khi đắng miệng, một ly nước cam với vị ngọt nhẹ xen lẫn chút vị chua dịu sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Không những thế, với hàm lượng vitamin C dồi dào, nước ép cam cũng giúp tăng cường đề kháng cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý không nên uống nước cam khi đói có thể gây cồn cào ruột. Không nên uống nước cam ngay sau khi ăn để gây khó khăn cho việc tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần tránh uống sữa ngay sau khi uống nước cam vì có thể gây đau bụng. Cuối cùng, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 1 đến 2 trái cam.
Món sinh tố cuối cùng mà Nhà Thuốc Long Châu gợi ý là sinh tố kiwi chuối. Kiwi có chứa hàm lượng acid folic dồi dào giúp ngăn ngừa dị tật cho thai nhi. Đồng thời kiwi có vị chua nhẹ giúp kích thích vị giác, giảm đắng miệng rất tốt.
Mẹ kết hợp kiwi với chuối và thêm chút xíu mật ong là đã có món sinh tố bổ dưỡng và thơm ngon rồi đó.
Mang bầu là hành trình không hề nhẹ nhàng, cơ thể mẹ chịu vô vàn sự thay đổi cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Tuy nhiên, đối với mẹ đó cũng chính là hành trình ngọt ngào khi chờ đón bè yêu chào đời. Mong rằng qua những thông tin mà Nhà Thuốc Long Châu đưa ra, mẹ bầu đã nắm rõ cách để điều trị sao cho hiệu quả chứng đắng miệng khi mang thai. Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.