Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vào những năm 1960 đã có những tin đồn xấu về triệu chứng giống như dị ứng hoặc tác dụng không mong muốn khi sử dụng bột ngọt. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lâm sàng từ năm 1990 nhằm đánh giá các phản ứng này đã đưa ra kết luận: Dị ứng bột ngọt chỉ là một phản ứng nhạy cảm thực phẩm và hoàn toàn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã công nhận bột ngọt là phụ gia thực phẩm an toàn để sử dụng. Vì vậy, người tiêu dùng cần phân biệt hai hiện tượng: Dị ứng với thực phẩm có bột ngọt và dị ứng với chính bản thân bột ngọt.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về bột ngọt, các phản ứng nhạy cảm mà người dân thường gọi là dị ứng bột ngọt và những việc nên làm nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng nhạy cảm với bột ngọt.
Bột ngọt có tên khoa học monosodium glutamate (MSG) là một chất điều vị được làm từ acid L-glutamic, là một acid amin tự nhiên và có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Nó tạo ra "vị umami", một trong 5 vị cơ bản, bên cạnh các vị chua, mặn, đắng và cay.
Bột ngọt thường được sử dụng như một phụ gia thực phẩm nhằm tăng hương vị trong các món ăn châu Á hoặc các loại thực phẩm khác.
Muối ăn (natri clorua NaCl) là một hợp chất ion được tạo thành từ các ion natri (Na) và clorua (Cl) theo tỷ lệ 1:1. Các ion natri tích điện dương và ion clorua mang điện tích âm liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện.
Bột ngọt (monosodium glutamate) cũng là một hợp chất ion khác có chứa cả ion natri tích điện dương và ion glutamate tích điện âm, nhưng không theo tỷ lệ 1:1 mà là 12% ion natri, 78% ion glutamate và 10% nước, tạo thành công thức hóa học C5H8NO4.
Bởi vì có chứa natri, nên bột ngọt có vị mặn tương tự muối.
Bột ngọt đã được FDA cấp "Chứng nhận an toàn tuyệt đối (GRAS)".
Theo một đánh giá năm 2006 dựa vào tài liệu lâm sàng trong 40 năm, không tìm thấy mối liên hệ đáng tin cậy nào giữa bột ngọt và bất kỳ triệu chứng hoặc dị ứng bột ngọt cụ thể nào.
Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bất kỳ lượng bột ngọt nào đều là chất độc di truyền, có nghĩa là nó gây hại cho tế bào và vật chất di truyền, cũng như tế bào lympho của người, một loại tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những tác động này đều là nghiên cứu in vitro, nghĩa là các xét nghiệm được thực hiện trong ống nghiệm. Kết quả không ủng hộ giả thuyết rằng ăn bột ngọt cũng có hại theo cách tương tự.
Năm 2015, các nhà nghiên cứu đã tìm mối liên hệ giữa tổn thương thận và sử thụ bột ngọt kéo dài ở động vật. Tuy nhiên, tương tự như nghiên cứu đã đề cập trước đó, không có bằng chứng nào cho thấy một lượng nhỏ bột ngọt mà con người tiêu thụ có thể dẫn đến tổn thương thận.
Chính vì vậy, hiện tại đã có thể khẳng định bột ngọt là phụ gia thực phẩm an toàn cho người sử dụng.
FDA xác nhận những báo cáo về các triệu chứng ngắn hạn, nhẹ từ những người tiêu thụ bột ngọt mà không có thức ăn. Các triệu chứng này có thể bao gồm:
Đa số các triệu chứng của dị ứng bột ngọt thường nhẹ và tương tự triệu chứng nhạy cảm thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bạn thực sự bị mẫn cảm hoặc dị ứng với thực phẩm có chứa bột ngọt, vì vậy cần chú ý đến những phản ứng gặp phải sau khi sử dụng thực phẩm và tránh dùng lại những loại thực phẩm đó.
Theo FDA, tiêu thụ lượng bột ngọt lớn hơn 3 gam/lần không kèm thức ăn có khả năng gây ra các triệu chứng nhạy cảm ở người.
Tuy nhiên, lượng bột ngọt này là quá lớn, bất kỳ ai cũng không có khả năng tiêu thụ dù có kèm thực phẩm hay không. FDA cho biết khẩu phần bột ngọt trong thực phẩm thông thường là 0,5 gam hoặc ít hơn.
Cách tốt nhất để điều trị chứng không dung nạp hoặc dị ứng thực phẩm là tránh thực phẩm gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, có thể cần xét nghiệm máu hoặc da để xác nhận bất kỳ dị ứng hoặc nhạy cảm thực phẩm nào trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống quan trọng nào. Bạn cũng nên viết nhật ký thực phẩm hoặc chế độ ăn uống phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sốc phản vệ, cần được nhập viện và điều trị khẩn cấp bằng cách tiêm epinephrine (adrenaline).
Có thể khó tránh thức ăn có bột ngọt. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), bột ngọt xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt được tìm thấy ở liều lượng cao trong thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như:
MSG (monosodium glutamate) cũng tồn tại trong một số loại rau, chẳng hạn như:
Đối với thực phẩm có chứa bột ngọt như một chất phụ gia, cần phải ghi rõ trên nhãn sản phẩm.
Những thực phẩm có thể chứa nhiều bột ngọt, bao gồm:
Để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải những phản ứng dị ứng bột ngọt, cần lưu ý những điều sau:
Những người có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử phản ứng dị ứng bột ngọt nặng nên tránh hoàn toàn các thực phẩm chứa bột ngọt.
Có thể nêm nếm bột ngọt ở mọi nhiệt độ đun nấu thông thường mà không cần lo ngại sẽ biến đổi thành những chất có hại. Tuy nhiên, không nên cho bột ngọt vào thức ăn đã nguội vì có khả năng không tan hoàn toàn, ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Bột ngọt là gia vị không quy định liều dùng hàng ngày. Vì vậy, tuỳ vào món ăn và khẩu vị của mỗi người mà sử dụng lượng bột ngọt phù hợp.
Bản thân bột ngọt xuất hiện tự nhiên trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt, và được thêm vào các loại thực phẩm chế biến khác để giúp tăng hương vị món ăn. Mặc dù một số người có thể nhạy cảm với bột ngọt hoặc bất kỳ thực phẩm nào có chứa bột ngọt, nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng phụ gia thực phẩm này gây dị ứng ở người.
Nếu bạn gặp các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng bột ngọt, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Mọi trường hợp nghi ngờ dị ứng bột ngọt hoặc thực phẩm chứa bột ngọt đều có thể được giải quyết bằng cách tránh hoàn toàn những món này.
DS. Phương Chi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.