Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Triệu chứng ù tai trái và cách khắc phục hiệu quả

Ngày 05/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ù tai trái và cách khắc phục như thế nào là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bởi đây là hiện tượng mà bất kỳ ai cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng ù tai trái diễn ra liên tục trong thời gian dài thì bạn không nên chủ quan mà cần phải khám ngay bởi đây có thể đó là dấu hiệu thông báo của một số bệnh lý nguy hiểm.

Bệnh ù tai trái là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị bệnh ù tai trái và cách khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng cả sức khoẻ của con người. Dưới đây là một số mẹo chữa bệnh ù tai nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. 

Hiện tượng ù tai trái là gì?

Một sự thật là khi gặp phải tình trạng ù tai thì ai cũng thấy khó chịu và bất tiện. Ngay cả khi ở trong không gian yên tĩnh, người bệnh cũng có thể nghe một số âm thanh như: Tiếng vù vù, tiếng dế kêu hay tiếng sóng biển... 

Ù tai xuất phát từ các tế bào lông tai bên trong bị tổn thương. Nhìn chung, tiếng ồn ào có thể xuất hiện khác nhau ở mỗi người, có thể ở bên tai trái, tai phải hoặc ở cả hai bên. Chúng không theo một quy luật nhất định, nhiều lúc hiện tượng này xuất hiện gián đoạn, cũng có lúc chúng lại xuất hiện liên tục. Nếu như cảm nhận được những âm thanh đó rất nhiều khả năng tai đang gặp vấn đề. Tốt nhất, người bệnh nên đi khám để kiểm tra và điều trị kịp thời tình trạng này.

Triệu chứng ù tai trái và cách khắc phục hiệu quả Tiếng ù tai thường khá giống với tiếng ve kêu, tiếng huýt sáo, đôi lúc như tiếng gầm.

Ù tai do những nguyên nhân nào gây ra?

Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc hiện tượng ù tai xuất hiện là do nguyên nhân nào? Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác bị ù tai, để xác định chính xác cần tìm ra cách xử lý phù hợp. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ù tai gồm có: 

Do tác động từ đời sống xung quanh

Nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ù tai là do những yếu tố xung quanh tác động và làm ảnh hưởng tới tai. Nhìn chung, tình trạng này xảy ra do các yếu tố bên ngoài nên không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu như thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn thì tình trạng tai bị ù tai sẽ ngày càng trầm trọng. Thậm chí, khi bạn đến những lễ hội âm nhạc với âm thanh quá to thì cũng có thể đối mặt với khả năng bị ù tai.

Ngoài ra, người cao tuổi cũng có nguy cơ bị ù tai cao hơn so với những đối tượng khác. Bởi khi độ tuổi càng cao, chức năng cơ quan dần suy giảm, trong đó có cả thính giác. Vì thế, những người từ 60 tuổi trở lên nên bảo vệ đôi tai cẩn thận.

Một trong những nguyên nhân khác gây ù tai đó là do việc lười vệ sinh tai. Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ đôi tai tránh những bụi bẩn, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, song ráy tai quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới thính giác.

Triệu chứng ù tai trái và cách khắc phục hiệu quả 2 Nghe tiếng ồn lớn thường xuyên là nguyên nhân khiến tai bị ù

Do mắc một số bệnh lý 

Các bác sĩ chỉ ra rằng, ù tai là triệu chứng đặc trưng của một số căn bệnh khác. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan nếu như gặp phải tình trạng kể trên. Các bệnh lý gây ra có thể kể đến như: U dây thần kinh thính giác, co thắt cơ tai trong, một số bệnh rối loạn mạch máu.

Nếu phát hiện tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề, người bệnh nên tập trung điều trị để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, thính giác là cơ quan rất quan trọng và khá nhạy cảm, có thể chịu những ảnh hưởng nặng nề từ các tác động bên ngoài. Ngoài ra, một số trường hợp bị ù tai là do sau khi sử dụng một vài loại thuốc kháng sinh, thuốc cho bệnh nhân ung thư, người điều trị trầm cảm.

U tai trái và cách khắc phục hiệu quả 

Nếu tình trạng ù tai đang ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một vài cách tự khắc phục để làm giảm cảm giác khó chịu cũng như không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Khi bị ù tai trái, cách chữa như sau:

Hạn chế tiếp xúc với âm thanh quá lớn

Việc hạn chế tiếp xúc với âm thanh lớn có thể giúp cải thiện chứng ù tai và ngăn chặn được diễn biến nặng hơn, người bệnh nên thực hiện một số việc như:

  • Cần hạn chế đi đến những nơi có tiếng ồn lớn.
  • Bảo vệ tai bằng các thiết bị chống ồn như nút tai,…
  • Nếu làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn thì cứ sau khoảng 15 – 20 phút, nên đi ra chỗ yên tĩnh để cho đôi tai được nghỉ ngơi.
  • Nếu thường xuyên sử dụng tai nghe, hãy giảm âm lượng mức vừa phải và không sử dụng chúng trong thời gian quá dài.

Khắc phục ù tai bằng cách sử dụng tiếng ồn trắng

Người bệnh có thể chữa ù tai bằng việc sử dụng quạt hoặc một dạng tiếng ồn “lành mạnh” như: Tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, tiếng sóng biển hay nhạc không lời để lấn át tiếng kêu bên trong tai. Biện pháp này sẽ đạt được hiệu quả tốt khi áp dụng trong môi trường yên tĩnh.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Các chuyên gia về thính học khuyến cáo rằng, người bị ù tai cần hỗ trợ sức khỏe cho đôi tai bằng việc bổ sung thêm axit béo omega-3 và vitamin D (được tìm thấy trong cá). Nhiều nghiên cứu cho thấy, người có thói quen ăn cá sẽ làm giảm nguy cơ ù tai kéo dài. Ngoài ra, các loại rau xanh như cải bó xôi, đậu, bông cải xanh, các loại hạt được khuyến khích sử dụng để khắc phục trị ù tai. 

Triệu chứng ù tai trái và cách khắc phục hiệu quả 3 Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng ù tai

Tập luyện thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên cùng với chế độ ăn uống hợp lý, thói quen ăn ngủ điều độ, áp dụng liệu trình thư giãn sẽ giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện sức khỏe và khắc phục được chứng ù tai. Các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… đều mang lại những lợi ích tốt cho người tập.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng ù tai trái và cách khắc phục hiệu quả mà bạn có thể thự hiện tại nhà. Dù hiện tượng ù tai không quá nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng bạn không thể chủ quan. Do đó, khi nhận thấy bản thân đang bị ù tai thì bạn hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Ù tai tráiÙ tai